Multimedia Đọc Báo in

Xử lý nghiêm hành vi "đội giá" lương thực, phẩm phẩm, vật tư y tế trong mùa dịch Covid-19

09:41, 11/03/2020

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tăng cường giám sát thị trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục QLTT Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để ổn định thị trường, bảo đảm quyền lợi của người dân.

Theo đó, Cục đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc giám sát chặt địa bàn quản lý, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá hàng hóa bất hợp lý.

Cục Quản lý thị trường tỉnh kiêmr tra
Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra nguồn gốc khẩu trang y tế tại kho hàng của một Công ty dược ở TP. Buôn Ma Thuột

Đặc biệt, chú trọng phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm của thị trường để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng là hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc, vật tư y tế, xăng dầu… Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu phạm tội, các đội trực thuộc cần báo ngay về lãnh đạo Cục để xem xét, chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với mặt hàng khẩu trang, nếu có tạm giữ, tịch thu, Cục sẽ khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nhanh chóng có biện pháp xử lý để sử dụng số hàng hóa này phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Được biết, từ sau ca bệnh thứ 17 xuất hiện ở Hà Nội thì tại một vài tỉnh thành, người dân đổ xô đi mua lương thực, phẩm phẩm dự trữ gây bất ổn thị trường. Trước tình hình đó, Tổng Cục QLTT đã có Công văn số 430/TCQLTT-CNV, ngày 7-3-2020 yêu cầu Cục QLTT các địa phương giám sát chặt thị trường, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để trục lợi.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.