Multimedia Đọc Báo in

Họp Ban chỉ đạo Chương trình 6a-CT/TU của Thành ủy Buôn Ma Thuột

21:23, 19/05/2020

Chiều 19-5, UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức họp Ban chỉ đạo Chương trình 6a-CT/TU, ngày 1-6-2016 của Thành ủy Buôn Ma Thuột về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình 6a). 

Trong giai đoạn 2016 - 2020, việc triển khai Chương trình 6a của Thành ủy đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, đối với cây cà phê đạt trên 11.452 ha, sản lượng đạt trên 29.000 tấn, tăng 4,12% về diện tích và 6% về sản lượng so với chỉ tiêu đề ra.

ảnh
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đoàn Ngọc Thượng phát biểu tại cuộc họp

Trong đó, diện tích cà phê được cấp Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn 4C, UTZ trên 3.255 ha, sản lượng 9.614 tấn, tăng 13,1% so với chỉ tiêu đề ra; tổng diện tích cà phê trồng xen các loại cây có giá trị kinh tế hơn 7.685 ha, chiếm 67,1% tổng diện tích; 87,37% hộ nông dân sản xuất cà phê tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất; thực hiện tái canh, cải tạo cà phê trên 2.757 ha, tăng 41,42% so với chỉ tiêu. Trên cây rau, đạt trên 1.722 ha, tăng 27,59%; sản lượng đạt 38.166 tấn, tăng 9% so với chỉ tiêu. Trong đó, có hơn 1.587 ha được áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, với khoảng 34.715 tấn, chiếm 98,84% tổng sản lượng rau của thànhh phố. Đối với chăn nuôi heo, tổng đàn hiện có 147.207 con, tăng 33,82% so với chỉ tiêu; 98% đàn heo được thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn, trong đó chăn nuôi an toàn sinh học chiếm 68,2%. Với đàn gà, tăng 46,7% so với chỉ tiêu (1.906.994 con); 97,36% đàn gà được chăn nuôi theo hướng an toàn, trong đó chăn nuôi an toàn sinh học chiếm 53,5%.

ảnh
Đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu phát biểu ý kiến tại cuộc họp


Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, công nghệ cao được đẩy mạnh thực hiện. Đến nay, Chương trình đã tổ chức được 415 lớp tập huấn, với 18.300 lượt người tham gia; 18 cuộc hội thảo đầu bờ, với 1.500 lượt người tham dự; 2 lớp đào tạo nghề cho 64 học viên; triển khai được 119 mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn trên các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố cũng được người dân quan tâm đầu tư, hiện đã có 18 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAP; 130 ha sầu riêng được cấp mã số vùng trồng…

Đặc biệt, việc liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố cũng đã được thực hiện tốt. Hiện đã có trên 3.255 ha cà phê của nông hộ liên kết chuỗi sản xuất với các công ty, sản lượng đạt 9.614 tấn; 72/103 trang trại heo, 30/110 trang trại gà liên kết với các công ty theo hình thức gia công…

ảnh
Ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc tiêu thụ sản phẩm an toàn giữa Điểm kết nối và tiêu thụ sản phẩm an toàn của thành phố với các cơ sở sản xuất

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đoàn Ngọc Thượng nhấn mạnh, các cơ sở sản xuất cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo, các xã phường tập trung thực hiện những giải pháp phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chương trình 6a đến các hộ nông dân, cơ sở sản xuất; gắn Chương trình 6a với Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã điểm của thành phố; các phòng ban chuyên môn tham mưu cho Ban chỉ đạo cách thức hỗ trợ phù hợp cho nông hộ, cơ sở sản xuất; rà soát lại công tác bảo vệ môi trường nông thôn đối với các hộ, cơ sở chăn nuôi để có hướng giải quyết triệt để…

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.