Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Năng: 12/12 xã, thị trấn đều sử dụng có hiệu quả hệ thống họp trực tuyến

17:00, 08/05/2020
Sáng 8-5, UBND huyện Krông Năng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (CCHC) giai đoạn 2011 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2030.
 
Thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020, Ban Chỉ đạo CCHC của huyện đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thống nhất; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tại các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC thuộc phạm vi phụ trách nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
 
Công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số CCHC của các cơ quan; đánh giá sự hài lòng của cơ quan, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện hằng năm tại các cơ quan cấp huyện và cấp xã. Chỉ số CCHC của huyện theo đánh giá, xếp hạng hằng năm của UBND tỉnh có bước tiến đáng kể: nếu như các năm 2015, 2016 liên tục xếp hạng 15/15 huyện, thị xã, thành phố, thì đến năm 2017 đạt 83,39% xếp hạng 3 và năm 2018 đạt 88,42% xếp hạng 2 (năm 2019, UBND tỉnh chưa công bố kết quả đánh giá).
 
Chủ tịch UBND huyện Krông Năng Trương Hoài Anh phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UBND huyện Krông Năng Trương Hoài Anh phát biểu tại hội nghị.
 
Một số mô hình, sáng kiến CCHC đã được triển khai áp dụng có hiệu quả tại địa phương như: đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại; đưa vào hoạt động mô hình Bưu điện Văn hóa là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã tại Bưu điện Văn hóa xã Đliê Ya và xã Ea Tân; ứng dụng mạng xã hội Zalo vào giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên hệ thống iGate; triển khai hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ một cửa cấp huyện.
 
Hiện nay, UBND huyện và 12/12 xã, thị trấn đều sử dụng có hiệu quả hệ thống họp trực tuyến từ xã lên đến huyện; 100% văn bản chỉ đạo của UBND huyện đều thực hiện ký số trên văn bản điện tử qua Hệ thống iDesk; tỷ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước đạt trên 98% (trừ các văn bản mật)...
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC của huyện vẫn còn một số hạn chế: đội ngũ cán bộ đảm nhiệm nhiệm vụ CCHC vẫn còn kiêm nhiệm nhiều trong khi đó chế độ chính sách chưa đảm bảo; một số TTHC còn cồng kềnh, nhiều thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết dài gây bức xúc trong nhân dân; ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập, mỗi ngành sử dụng một phần mềm ứng dụng riêng, không đồng bộ nên gây khó khăn trong quản lý điều hành…
 
Hội nghị cũng thảo luận, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 – 2030: chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới thành lập thí điểm Trung tâm hành chính công của huyện; tổ chức việc tích hợp công cụ: ISO 9001 - 2008, bộ TTHC, các phần mềm quản lý chuyên nghành tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; nghiên cứu áp dụng các mô hình như: cấp mã số định danh cho tổ chức, cá nhân cũng như tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện…
 
Dịp này, UBND huyện tặng Giấy khen cho 7 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn huyện.
 
Lan Anh
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.