Multimedia Đọc Báo in

Hoàn thành việc vận chuyển bệnh nhân Covid-19 về nơi điều trị mới

21:58, 30/07/2020

Giám đốc Sở Y tế Nay Phi La cho biết, ngày 30-7, ngành Y tế đã hoàn thành việc vận chuyển bệnh nhân Covid-19 số 448 từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên về Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh để thuận tiện cho công tác điều trị.

Ngoài ca bệnh số 448, ngành Y tế cũng đã chuyển 22 trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến ca bệnh này về Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh để tiếp tục cách ly, theo dõi và điều trị. Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên là cơ sở y tế lớn trên địa bàn tỉnh, là nơi tiếp nhận khám và điều trị cho đông đảo người dân các tỉnh Tây Nguyên, do đó việc chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 và các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc nói trên sang cơ sở mới nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu mức độ lây lan cho cộng đồng, đồng thời tránh tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Phun hóa chất khử khuẩn
Phun hóa chất khử khuẩn đồ dùng của các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến ca bệnh Covid-19 số 448 trước khi rời khoa Truyển nhiễm sang Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh. 

Trước đó, ngành Y tế đã chuẩn bị về đội ngũ nhân lực, trang thiết bị y tế cần thiết tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 và các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19. Kể từ ngày 30-7, đây cũng là nơi được ngành Y tế chọn làm Bệnh viện tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của tỉnh.

nguoi cach ly.jpg
Các hành khách đi cùng chuyến xe với ca bệnh số 448 đã được đưa về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung của tỉnh chiều 30-7.

Cũng trong ngày 30-7, ngành Y tế cũng đã vận hành Trung tâm cách ly tập trung của tỉnh tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên (phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột). Đến cuối giờ chiều 30-7, Trung tâm này đã tiếp nhận khoảng 50 trường hợp là người đi cùng chuyến xe khách với ca bệnh Covid-19 số 448 và người trở về từ vùng dịch thuộc các huyện Cư M’gar, Cư Kuin, Lắk, Krông Búk, Ea H’leo và TP. Buôn Ma Thuột

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.