Multimedia Đọc Báo in

Phát động thực hiện "Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình" năm 2020 tại huyện Lắk

22:32, 09/07/2020

Ngày 9-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức lễ phát động thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2020 tại xã Buôn Tría.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các ban, ngành, UBND huyện Lắk và các hộ gia đình tiêu biểu đăng ký thực hiện thí điểm trên địa bàn.

aaaa
Các đại biểu tham gia lễ phát động

Tại lễ phát động, các đại biểu được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm về chủ đề gia đình và văn hoá ứng xử trong gia đình.

aaaa
Tiết mục văn nghệ với chủ đề gia đình được biểu diễn tại lễ phát động

Sau khi được giới thiệu về các tiêu chí ứng xử, mục đích, ý nghĩa của việc triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, 4 nhóm hộ gia đình tiêu biểu đại diện cho các hộ gia đình trong xã đã ký cam kết thực hiện với 2 tiêu chí chính: tiêu chí ứng xử chung (Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ) và tiêu chí ứng xử cụ thể, gồm 4 mối quan hệ trong gia đình: Vợ – chồng (chung thủy, nghĩa tình); ông bà – cháu, cha mẹ – con cái (gương mẫu, yêu thương); cháu – ông bà, con cái – cha mẹ (hiếu thảo, lễ phép); anh, chị – em (hòa thuận, chia sẻ). Qua đó hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa trong mỗi gia đình Việt Nam, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội.

Đại diện các hộ gia đình ký cam kết thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2020
Đại diện các hộ gia đình ký cam kết thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2020

Được biết, Đắk Lắk là một trong 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước được lựa chọn để triển khai thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”. Tỉnh đã chọn xã Buôn Tría (huyện Lắk) và xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn) triển khai thí điểm bộ tiêu chí này.

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.