Multimedia Đọc Báo in

Tuyên truyền chống việc kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu

17:20, 05/09/2020

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đắk Lắk đang tiến hành đợt ra quân tuyên truyền chống kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ thuốc lá điếu nhập lậu trên phạm vi toàn tỉnh.

Theo đó, Cục đã chủ động tuyên truyền trực tiếp đến các tổ chức kinh doanh về những quy định của pháp luật trong kinh doanh mặt hàng thuốc lá; tuyên truyền để người dân, hộ kinh doanh hiểu rõ hậu quả của việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ thuốc lá điếu nhập lậu và tuyệt đối không tiếp tay cho hoạt động buôn bán thuốc lá lậu. Đồng thời, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm, cùng với lực lượng QLTT phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ thuốc lá điếu nhập lậu trên địa bàn.

Tiến hành dán tờ áp phích tuyên tuyền tại hộ kinh doanh ở huyện Ea H'leo
Cán bộ quản lý thị trường dán áp phích tuyên truyền tại hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Ea H'leo

Đặc biệt, Cục đã triển khai dán áp phích cảnh báo về vi phạm trong buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu. Nội dung áp phích nêu rõ: hành vi vận chuyển, buôn bán, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt đến 15 năm tù giam. Dấu hiệu để nhận biết thuốc lá nhập lậu là không có tem thuốc lá nhập khẩu, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì.

Từ ngày 20-7 đến nay, Cục đã tiến hành dán được 1.634 áp phích cảnh báo về việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Theo Cục QLTT Đắk Lắk, cùng với việc tuyên truyền, thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm, bảo đảm tính răn đe đối với các đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.