Multimedia Đọc Báo in

Bàn giao Công trình điện mặt trời áp mái cho Trường THCS Quang Trung, huyện Ea Súp

13:03, 10/10/2020

Chiều 9-10, Tổng Công ty Điện lực miền Trung phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã tổ chức bàn giao Công trình điện mặt trời áp mái cho Trường THCS Quang Trung (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp). 

Hệ thống điện mặt trời áp mái gồm 24 tấm pin, tổng công suất lắp đặt trên 10 kWp, trung bình sản xuất được 40 kWh điện năng mỗi ngày. Kinh phí lắp đặt công trình này là 250 triệu đồng, được trích từ nguồn Quỹ phúc lợi của Tổng Công ty Điện lực miền Trung.

Lãnh đạo
Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Đắk Lắk, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Trường THCS Quang Trung tham dự lễ bàn giao công trình

Việc đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng cho Trường THCS Quang Trung. Đồng thời, góp phần lan tỏa đến cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn điện từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

Ông Phạm Sỹ Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung tặng quà cho các em hocj sinh nghèo, vượt khó học giỏi
Ông Phạm Sỹ Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung trao quà tặng các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi

Được biết, đây là một trong bốn hệ thống điện mặt trời được xây dựng hỗ trợ cho các trường học thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là công trình chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng; nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Trung (7-10-1975 - 7-10-2020).

Nhân dịp này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung và Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng đã trao 66 suất quà (trị giá hơn 30 triệu đồng) tặng học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi của trường. 

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.