Multimedia Đọc Báo in

Có gần 1.000 hộ dân tiếp tục bị ảnh hưởng do mưa lũ

18:21, 01/12/2020

Do mưa lớn kéo dài từ ngày 28-11 đến 1-12, trên địa bàn các huyện M’Drắk, Ea Kar, Krông Bông nước lũ tiếp tục đổ về, mực nước ở các sông, suối ngày càng dâng cao khiến nhiều khu vực bị ngập và sạt lở nặng.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến ngày 1-12, huyện Krông Bông có 7 nhà hư hỏng nặng và 30 nhà khác có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 63 nhà bị ngập, độ sâu ngập nước từ 0,4 - 1,0 m (tại các xã: Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Ea Trul); gần 1.000 hộ bị cô lập (468 hộ tại xã Hòa Tân; 379 hộ tại thôn 4,5,6; 89 hộ ở xã Ea Trul).

Huyện M’Drắk có 64 hộ dân tại xã Cư San (thuộc khu vực lòng hồ chứa nước Krông Pách thượng) bị ảnh hưởng.

Huyện Ea Kar có 200 hộ, với 800 khẩu bị cô lập (tại buôn Ea Rớt và buôn Vân Kiều, xã Cư Elang); đổ sập 50 m tường rào của hộ dân tại thị trấn Ea Knốp.

ảnh
Nhà dân ở thôn 9 (xã Cư San, huyện M'Drắk) bị ngập sâu.


Về công trình giao thông, huyện Krông Bông có 9 điểm bị ngập nước, xe cộ và người dân không qua lại được. Huyện M’Drắk có nhiều ngầm, cầu trên địa bàn bị ngập gây chia cắt giao thông, đặc biệt cầu thôn 9 (xã Cư Króa); sạt lở, đứt gãy đường giao thông với chiều dài khoảng 50 m thuộc Quốc lộ 26, đoạn qua xã Ea Trang. Huyện Ea Kar có 5 vị trí giao thông bị chia cắt.

ảnh
Quốc lộ 26, đoạn qua xã Ea Trang bị đứt gãy

Về tình hình sạt lở đất, có 4 điểm bị sạt lở ở huyện Krông Bông (xã Hòa Lễ 3 điểm; Hòa Phong tại thôn 2), ảnh hưởng đến 7 hộ dân. Về sản xuất nông nghiệp, có 273 ha lúa vụ đông xuân gieo sạ sớm ở huyện Krông Bông bị ngập và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện M’Drak bị ảnh hưởng.

 
ảnh
Người dân xã Cư San di chuyển bằng thuyền qua điểm ngập lụt bị chia cắt.

Hiện nay, các địa phương đã chủ động tổ chức di dời hộ dân đến nơi an toàn; phối hợp với cơ quan chức năng chốt chặn, phân làn giao thông tại các vị trí bị chia cắt. Tuy nhiên, nước ở các sông vẫn đang dâng cao, tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều khu vực dân cư, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Thường trực tổ chức trực ban 24/24 giờ nghiêm túc; kịp thời gửi các bản tin cảnh báo đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan thường trực phòng chống thiên tai cấp xã qua hệ thống SMS điều hành để chủ động nắm thông tin, chỉ đạo điều hành công tác ứng phó.

Minh Thuận - Hoàng Tuyết

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.