Multimedia Đọc Báo in

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Top 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á

21:25, 15/12/2010
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa được tạp chí chuyên xếp hạng Forbes Asia tại Hồng Kông vinh danh và trao giải thưởng Top 200 doanh nghiệp (DN) xuất sắc nhất  khu vực  châu Á năm 2010. Đây là DN đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được Forbes Asia ghi nhận trong danh sách bình chọn.
Sản phẩm sữa của Vinamilk chiếm thị phần lớn trên thị trường
Sản phẩm sữa của Vinamilk chiếm thị phần lớn trên thị trường
Bản danh sách các DN xuất sắc thường niên này được Forbes thực hiện dựa trên cơ sở phân tích tình hình lợi nhuận, tăng trưởng, số tiền nợ và triển vọng của 12.000 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo tính toán của Forbes, trong 12 tháng năm 2009 (làm căn cứ xét chọn), doanh thu của Vinamilk đạt 575 triệu USD, đứng thứ 16 trong số 200 công ty; lợi nhuận ròng đạt 129 triệu USD, đứng thứ 18;  giá trị thị trường đạt 1,56 tỷ USD, đứng thứ 31.
Theo Forbes, những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng năng động ở châu Á hiện nay đều đóng góp một số lượng đáng kể DN vào bản danh sách. Năm nay, có 151 DN mới được đưa vào danh sách, trong đó có Vinamilk - một đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Trung Quốc là nước dẫn đầu với 71 công ty, Ấn Độ ở vị trí thứ 2 với 39 công ty, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với 20 công ty;  Thái Lan có 9 công ty.
Cũng mới đây, theo công bố của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp (DN) tư nhân lớn nhất Việt Nam vào cuối tháng 11-2010, Vinamilk vừa tiếp tục đạt vị trí thứ 4 trong Top 5 các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
H.H ( Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.