Multimedia Đọc Báo in

Cơ hội mở cho cây mắc - ca

14:18, 31/07/2015

Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

fgf
Đại diện hai đơn vị thực hiện lễ ký kết hợp tác

 Mục tiêu và nội dung của việc hợp tác giữa hai bên là xây dựng đề án phát triển cây mắc-ca giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2025; ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây giống chất lượng cao; hợp tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật; phối hợp quy hoạch vùng trồng mắc-ca tại Tây Nguyên; nghiên cứu chế biến thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất từ mắc-ca…

đffdf
Một vườn cà phê xen canh mắc - ca tại xã Cư Suê, huyện Cư M'gar

Đặc biệt, Công ty Cổ phần Him Lam ưu tiên hàng đầu việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc mắc-ca trên cơ sở sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

Thanh Hường
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.