Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra công tác bảo đảm hàng hóa, bình ổn giá tại huyện Ea H'leo

17:21, 06/02/2018

Ngày 5-2, Đoàn Công tác do Sở Công thương chủ trì tiếp tục tiến hành kiểm công tác bảo đảm hàng hóa, bình ổn giá phục vụ Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại huyện Ea H’leo.

Đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả dịp cuối năm như thực hiện niêm yết giá, bán theo giá đã đăng ký với đơn vị quản lý, tình hình cung cầu hàng hóa... đối với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Văn Nhân. Đây là một trong những đơn vị được hỗ trợ vay vốn ngân sách không lãi suất để thực hiện bình ổn giá trong dịp này đối với mặt hàng rau củ quả tươi sống.

Đoàn khảo sát vườn rau an toàn chuẩn VietGap của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Văn Nhân

Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Văn Nhân có diện tích 4 ha trồng rau an toàn theo chuẩn VtetGap trên địa bàn xã Ea Ral. Thời điểm này, mỗi ngày công ty cung ứng ra thị trường trung bình trên 1 tấn rau, củ, quả các loại với giá bình ổn từ 12.000 - 15.000 đồng/kg (tùy loại). Đơn vị cũng đã tổ chức 3 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn huyện để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Kiểm tra điểm bán hàng bình ổn giá của Công ty Văn Nhân  tại thị trấn Ea Đrăng

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đơn vị đã dành gần 4 tỷ đồng chuẩn bị nguồn hàng, trong đó có 1 tỷ đồng được vay theo chương trình bình ổn thị trường của tỉnh và dự kiến ra cung cấp cho thị trường trên 100 tấn rau, củ quả.

Được biết, từ nay đến Tết, Sở Công thương tiếp tục tiến hành công tác kiểm tra tình hình chuẩn bị hàng hóa, giá cả các mặt hàng bán ra tại các chợ, siêu thị, đầu mối phân phối hàng hóa... nhằm kiểm soát giá cả, nguồn cung, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, cố tình đẩy giá lên cao.

Đỗ Lan

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.