Multimedia Đọc Báo in

Hội Nông dân tỉnh: Thực hiện hiệu quả công tác giám sát trên lĩnh vực nông nghiệp

09:17, 30/07/2019

Thực hiện Hướng dẫn số 637-HD/HNDTW ngày 14-7-2014 của Trung ương Hội Nông dân, thời gian qua Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, qua đó kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Tư cho biết, ngay sau khi Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 637 hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng các kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể, triển khai cho các cấp hội thực hiện. Bên cạnh đó, Hội Nông dân ký kết Chương trình phối hợp số 12 giữa Mặt trận, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư, phân bón trên địa bàn tỉnh - một trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người nông dân.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân huyện Krông Búk kỹ thuật ghép chồi cây cà phê cho năng suất cao.    Ảnh: H.Gia
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân huyện Krông Búk kỹ thuật ghép chồi cây cà phê cho năng suất cao. Ảnh: H.Gia

Căn cứ vào tình hình thực tế, Hội Nông dân lựa chọn chuyên đề giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, một lĩnh vực “nóng”, thu hút sự quan tâm lớn nhất của nông dân. Với hơn 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như hiện nay nên việc thường xuyên tổ chức các đợt giám sát của Hội Nông dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động nền nếp, tuân thủ theo đúng pháp luật, kịp thời phát hiện những trường hợp, cơ sở vi phạm những quy định về nguồn gốc giống, nhãn hàng hóa. Qua đó giúp các sản phẩm giống, cây trồng đến với nông dân bảo đảm chất lượng, đạt năng suất, hiệu quả cao, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. 

Hội Nông dân xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) giám sát việc sử dụng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn xã.
Hội Nông dân xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) giám sát việc sử dụng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn xã.
 
“Một trong những giải pháp Hội Nông dân triển khai quyết liệt, xác định đây là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác giám sát trên lĩnh vực nông nghiệp là quan tâm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra”.
 
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Tư

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp tiến hành nhiều đợt giám sát các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp về quá trình bảo quản vật tư nông nghiệp, kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tiến hành giám sát, lấy nhiều mẫu phân bón, thức ăn chăn nuôi kiểm nghiệm chất lượng. Cụ thể, đã giám sát được 713 cơ sở kinh doanh với trên 14.000 chủng loại phân bón; phát hiện một số trường hợp vi phạm về quá hạn sử dụng để đề nghị lực lượng quản lý thị trường tịch thu và tiêu hủy tổng cộng 396 tấn phân bón các loại quá niên hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh còn tăng cường giám sát việc việc thi hành Điều lệ Hội, quản lý sử dụng các nguồn tài chính của Hội, quá trình thu, chi, sử dụng, hội phí, quỹ Hội, quỹ hỗ trợ nông dân, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 2.469 chi hội…  Trong quá trình kiểm tra, giám sát Hội nông dân tỉnh đã hướng dẫn cụ thể cho các huyện, thị, thành Hội và các cơ sở Hội việc ghi chép, hoàn thiện chứng từ, hồ sơ, sổ sách có liên quan như: sổ theo dõi hội viên; sổ quỹ tiền mặt theo dõi việc thu, chi, sử dụng, quản lý các nguồn Hội phí, quỹ Hội… Bình quân hằng năm mỗi cơ sở hội, các chi hội được Hội cấp trên kiểm tra ít nhất 2 lần, qua đó đã kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai sót, tồn tại, tạo sự công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng quỹ, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp Hội.

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.