Multimedia Đọc Báo in

Chỉ thị số 11/CT-TTg: Để thực sự là "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp

09:59, 12/03/2020

Trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 (Chỉ thị 11).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất chính sách tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chính phủ sẽ cấp 250 nghìn tỷ đồng để áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...

Mảng  chăm sóc xe  ô tô  của Công ty TNHH  Quảng cáo  và Sự kiện  Tín Nhân  sụt  giảm mạnh doanh thu.
Mảng chăm sóc xe ô tô của Công ty TNHH Quảng cáo và Sự kiện Tín Nhân sụt giảm mạnh doanh thu.

Đối với Bộ Tài chính, trong tháng 3-2020 phải báo cáo, trình Chính phủ ban hành Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; khẩn trương trình Chính phủ về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Dự kiến gói hỗ trợ cho lĩnh vực này sẽ khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

Đây được xem là quyết sách kịp thời, bởi đến thời điểm này, dịch bệnh do Covid-19 đã có những tác động rất lớn đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, gây đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu Chỉ thị 11 sớm được triển khai trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các DN tạm vượt qua khó khăn trước mắt. Điều băn khoăn nhất hiện nay của đại diện các DN là điều kiện tiếp cận gói tín dụng; điều kiện được miễn, giảm, ân hạn tín dụng và các khoản thuế, mức lãi suất như thế nào cho hợp lý… để thực sự giúp DN vực dậy sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Chỉ thị phải được thực hiện cấp bách như đúng tên gọi, bản chất của nó mới phát huy được tác dụng "hồi sức" cho DN.

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.