Multimedia Đọc Báo in

Cảnh giác sự trỗi dậy của "tín dụng đen" do Covid-19

08:56, 18/05/2020

Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nạn "tín dụng đen" đã từng bước bị đẩy lùi.

Thế nhưng dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội; đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là những đối tượng nghèo, đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng.

Tuyên  truyền "tín dụng đen" tại xã Cư Blang (huyện Ea Súp).
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó có "tín dụng đen" cho người dân xã Cư Kbang (huyện Ea Súp). 

Đây là các đối tượng thường xuyên nằm trong tầm ngắm của "tín dụng đen". Đành rằng, Chính phủ đã ngay lập tức có gói hỗ trợ lên đến 62 nghìn tỷ đồng, cùng với đó là sự sẻ chia của cả xã hội đối với những trường hợp gặp khó khăn. Thế nhưng gói hỗ trợ của Chính phủ hay sự chung tay của cộng đồng cũng chỉ có thể giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của những đối tượng yếu thế. Chưa kể "độ trễ chính sách" có thể sẽ ảnh hưởng đến việc gói hỗ trợ của Chính phủ đến tay người dân ở các địa phương chậm phát huy tác dụng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài như hiện nay. Trong khi đó, nhu cầu tiền bạc lại là nhu cầu hằng ngày, không chỉ là chuyện ăn, mặc mà còn phát sinh những nhu cầu cấp bách khác như thuốc men, bệnh tật... Việc không ít người đã phải "ứng trước" tiền qua “ngân hàng cột điện” hay các “app vay tiền” để giải quyết nhu cầu cấp bách của bản thân, gia đình là không thể tránh khỏi. Và đây là thời điểm để "tín dụng đen" có cơ hội trỗi dậy hoành hành nếu người dân không cảnh giác.

Hơn ai hết, ngành ngân hàng cần có những hành động cụ thể, đưa ra nhiều giải pháp về nguồn vốn cho vay, triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tăng cường tín dụng trong nông nghiệp nông thôn… Ngoài ra, chính quyền cấp cơ sở cũng cần phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng để hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình tín dụng; hỗ trợ ngành ngân hàng trong quá trình xác minh nhu cầu vốn tiêu dùng chính đáng, cấp bách của người dân, cũng như quá trình theo dõi, thu hồi nợ vay nhằm hạn chế người dân tìm đến các nguồn vốn không chính thức. Có như vậy mới từng bước thu hẹp "đất sống" của "tín dụng đen".

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.