Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình nuôi gà ri cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại TP. Buôn Ma Thuột

17:01, 26/06/2020

Ngày 26-6, tại Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng buôn Dhă Prông (xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột), Hội LHPN tỉnh phối hợp với Liên hiệp Các Hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi gà ri cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại TP. Buôn Ma Thuột”.

Sau khi khảo sát, Hội LHPN tỉnh và Liên hiệp Các Hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh đã chọn hộ chị H’Linh Ênuôl ở buôn Dhă Prông và H’Jiuyn Êban ở buôn Ju (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) để triển khai thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi gà ri cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại TP. Buôn Ma Thuột”.

4324
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Phong đánh giá quá trình triển khai thực hiện và hiệu quả đề tài "Xây dựng mô hình nuôi gà ri cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại TP. Buôn Ma Thuột” 

Các đơn vị thực hiện đề tài đã tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức về kỹ thuật nuôi gà ri, cách chăm sóc, phòng bệnh, các nhận biết và điều trị một số bệnh thông thường cho gà, cách làm chuồng sử dụng đệm lót sinh học, giống, kỹ thuật chọn giống.

Mỗi hộ đã được hỗ trợ 300 con gà giống và thức ăn cho gà trong 2 tháng đầu. Sau 4 tháng kể từ ngày nhận gà giống (tháng 2-2020), đến nay tỷ lệ gà sống đạt 99,97%, trọng lượng gà lớn nhất đạt 1,5 kg/con.

4234
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu và đại diện các hộ tham gia mô hình đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi gà ri, vai trò của hội phụ nữ cơ sở trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hộ phụ nữ dân tộc thiểu số xây dựng mô hình sinh kế và kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi rà ri tại địa phương.

Nguyễn Xuân

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.