Multimedia Đọc Báo in

Xót xa hoàn cảnh người thanh niên bị u động mạch quái ác

08:59, 07/10/2019

Phát hiện bệnh từ năm lên 2 tuổi, suốt gần hai chục năm nay em Lương Văn Thế (20 tuổi, ở thôn 1, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar) phải mang khối u lớn trên mặt, luôn đau đớn, khó chịu, mọi sinh hoạt đều khó khăn, bất tiện.

Bố mẹ Thế đã phải bán hết đất đai, tài sản đưa con đi khắp các bệnh viện trong Nam, ngoài Bắc chữa trị. Các bác sĩ kết luận em bị bệnh u động mạch, hiện chưa có phương pháp nào chữa trị khả thi. Hiện nay, khối u lớn chiếm nửa khuôn mặt và phủ toàn bộ mắt trái của Thế khiến em vô cùng đau đớn, khó chịu, không ăn, không ngủ được. Bố mẹ em hằng ngày vẫn đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống và phải vay mượn khắp người thân, hàng xóm để đưa con đi chữa trị, đến nay đã không còn có thể vay mượn được nữa.

Bà Đinh Thị Thúy, mẹ Thế, rơm rớm nước mắt: “Bệnh của con tôi ngày càng nặng, ngày và đêm ngồi ôm đầu chịu đựng từng cơn đau. Làm mẹ, tôi như đứt từng khúc ruột nhưng không biết làm sao để cứu con, chỉ mong có phép màu kỳ diệu giúp con hết bệnh, khỏe mạnh bình thường như bao thanh niên khác”.

 Khối u lớn phủ nửa khuôn mặt em Thế.
Khối u lớn phủ nửa khuôn mặt em Thế.

Theo bà Hồ Thị Thanh Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cư M’gar, gia đình Thế thuộc diện hộ cận nghèo, bố mẹ đều làm nông, công việc không ổn định, đất đai không có. Thế bị bệnh hiểm nghèo lâu năm nên cuộc sống vô cùng khó khăn, không còn khả năng để đưa con đi chữa bệnh. Rất mong các mạnh thường quân quan tâm ủng hộ để em Thế có cơ hội chữa trị, vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Mọi sự hỗ trợ, giúp đỡ xin gửi về bà Đinh Thị Thúy, ở thôn 1, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar; điện thoại: 0941.123.647.

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.