Multimedia Đọc Báo in

Thương về miền Trung

15:49, 08/01/2021

Chưa năm nào, dải đất hình chữ S phải chịu thiệt hại do thiên tai - dịch bệnh nặng nề như năm 2020. Ngay trong những ngày đầu xuân Canh Tý, đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán như một cơn “bão đen” tàn khốc phủ lên toàn cầu, đến nay vẫn chưa chịu “dừng bước” khiến biết bao người dân Việt nghiêng ngã, lao đao vì không thoát khỏi ảnh hướng xấu của đại dịch. Vết thương do COVID-19 “khoét sâu” chưa lành thì miền Trung ruột thịt phải gánh chịu thảm họa thiên tai với thời tiết diễn biến phức tạp, bão lụt liên hoàn, mưa to triền miên, “thủy quái điên cuồng” không có gì chặn nổi. Siêu bão lũ ngày càng mạnh bạo nhấn chìm, càn quét nhiều khu vực khiến miền Trung phải gồng mình chịu cảnh vỡ òa đau thương.

Miền Trung máu chảy ruột mềm

Cơn đại hồng thủy ở miền Trung năm 2020 chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử dân tộc bởi sự hung hãn, tàn phá thảm khốc của lũ bão. Trong năm 2020, đã có 13 cơn bão trên biển Đông, 263 trận dông lốc, 101 trận lũ, lũ quét và hàng trăm vụ sạt lở đất lớn nhỏ, làm 342 người chết, mất tích, ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng. Hơn một tháng, từ 11-10 đến 15-11-2020, tám cơn bão, hai áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn đổ vào miền Trung. Cùng với những trận sạt lở, bảy tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam ngập lụt kéo dài 15 ngày, cao điểm vào ngày 12-10-2020 với trên 317.000 hộ, 1,2 triệu người bị ảnh hưởng.

a
Thủy quái điên cuồng phong bế cả miền Trung trong biển nước, cuốn đi nhiều tài sản của người dân 

Cảnh tiêu điều, ngổn ngang, đổ nát, tất cả tài sản của người dân bị nước lũ nhấn chìm trong bùn đất, nhiều người rơi vào cảnh trắng tay. Chị Đinh Thị Lệ, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất” nghẹn ngào trong nước mắt: “Nhà sập hết. Mấy hôm nay, vợ chồng tôi phải bồng bế con qua ở nhờ nhà người thân. Bình thường, chồng tôi đi phụ hồ, tôi ở nhà may vá kiếm thêm đôi đồng ít ỏi để phụ chồng. Tằn tiện lắm, gia đình cũng chỉ đủ ăn và con đi học, vốn liếng không có nên giờ biết lấy đâu ra tiền để xây lại nhà”.

Tình thương mãi đong đầy trong tâm khảm của người dân hai miền Nam Bắc, không khỏi xót xa “oằn thắt trong tim” khi nhìn khúc ruột mình đang gồng mình gánh chịu đau thương. Tận mắt thấy mưa trút, nước dâng, dân tình chịu muôn vàn bi đát, thương tâm. Nhân sinh quan cao đẹp của người dân trên mọi miền đều trỗi dậy “thương người như thể thương thân” - cái minh triết sống cô đọng như ánh hào quang tỏa sáng giữa biển nước mênh mông đang nhấn chìm tất cả.

Sao Mai “sáng” đến miền Trung

Trong “cơn bĩ cực” thì tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ.

“Mong lũ hết cho vơi nỗi khổ
Để bà con còn chỗ nương thân
Hãy trao một chút nghĩa ân
Chung tay chia sẻ vơi dần nỗi đau
.”
(Tác giả - Anh Đại Võ)

Để kịp thời cùng người dân ổn định cuộc sống, Tập đoàn Sao Mai đã trở thành nhịp cầu nối những tấm lòng thiện nguyện của cán bộ nhân viên trong tập đoàn - thực hiện chương trình quyên góp “Thương về miền Trung” chung tay lan tỏa yêu thương đến đồng bào bị thiệt hại nặng nề.

a
Tập đoàn Sao Mai trao tặng những món quà thân tình cho bà con trong hành trình “Thương về miền Trung”

Điểm đến đầu tiên là rốn lũ miền Trung, ngày 7-1-2021, Sao Mai Group thực hiện hành trình chia sẻ yêu thương, cứu trợ miền Trung, do ông Phạm Thành Vọng - Giám đốc chi nhánh Sao Mai tại TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đến tận nơi để gặp gỡ, hỗ trợ đồng bào vùng rốn lũ - xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đoàn đã ân cần thăm hỏi động viên bà con và gửi tặng 400 suất quà, mỗi phần gồm: 1 triệu đồng tiền mặt và 1 Combo dầu ăn cao cấp Ranee. Trong đó, có 9 hộ dân đặc biệt khó khăn được Đoàn ưu tiên trao tận tay 9 phần quà, mỗi phần gồm 3 triệu đồng tiền mặt, 1 thùng dầu ăn Ranee (12 chai) và 1 bộ lịch treo tường, góp phần đảm bảo đời sống ban đầu cho đồng bào sau bão lũ.

a
Đoàn tiên phong đại diện Tập đoàn Sao Mai cứu trợ loạt đầu chiến dịch “Thương về miền Trung”

Bão lũ đến rồi sẽ đi, chỉ có lòng yêu thương là mãi mãi ở lại, những hành động thiết thực đầy tính nhân văn làm nền tảng tái thiết cuộc sống sau bão lũ. Những món quà ân tình xuất phát từ những tấm lòng vàng góp phần mang hơi ấm, tình cảm của hơn 12.000 cán bộ - nhân viên Tập đoàn Sao Mai đến người dân gặp thiên tai. Ánh Sao Mai “sáng” đến miền Trung yêu dấu, thắp lên niềm tin về cuộc sống bình yên sớm trở lại; màu hy vọng tươi xanh của những luống rau trên bùn non vừa se ráo; những mái nhà sẽ được xây cất mới; cánh đồng sẽ nặng hạt vào mùa vụ bội thu; nụ cười sẽ tái hiện trên gương mặt của đồng bào miền Trung. Đây là chuyến quà đợt 1 của Tập đoàn Sao Mai trong “lộ trình 2 tỷ đồng” ủng hộ đồng bào miền Trung sắp tới. Hành trình “Thương về miền Trung” sẽ được thực hiện xuyên suốt trước thềm năm mới hứa hẹn mang một mùa xuân đầm ấm, thơm thảo đến mọi nhà.

Diệu Lam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.