Multimedia Đọc Báo in

Phá rừng để lấy đất sản xuất, 3 bị cáo lĩnh án 20 năm tù

01:05, 30/06/2018

Ngày 28-6, TAND huyện Lắk tổ chức phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử và tuyên phạt 3 bị cáo Y Vin Triếk (SN 1992), Y Thái Kră Janh (SN 1989), Y Tinh Srũk (SN 2001)đều trú ở buôn Trang Yôk (xã Krông Nô, huyện Lắk) với tổng mức án 20 năm tù về tội hủy hoại rừng.

Theo cáo trạng, khoảng đầu tháng 2-2017, Y Vin Triêk mang theo dao phát, cưa lốc đi đến khu vực rừng tại khoảnh 2, tiểu khu 1432 (thuộc địa phận xã Krông Nô, huyện Lắk) do Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lắk quản lý chặt phá cây cối để lấy đất sản xuất.  Khoảng một tuần sau đó, Y Thái Kră Janh và Y Tinh Srũk cũng mang dao phát lên khu vực Y Vin đã chặt rừng, tiếp tục chặt phá rừng để lấy đất sản xuất.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử các bị cáo phá rừng để lấy đất sản xuất.
Phiên tòa xét xử các bị cáo phá rừng để lấy đất sản xuất.

Cả 3 bị cáo đã thống nhất là đổi công cho nhau để việc chặt phá cây rừng được nhanh chóng và thuận tiện. Khi cả 3 đối tượng đang chặt phá gần xong khu vực rừng của Y Tinh đã “lựa chọn” thì bị một số người (là các hộ gia đình được giao khoán bảo vệ rừng) phát hiện, nhắc nhở nên đã dừng lại không chặt phá cây rừng nữa. Khoảng 10 ngày sau, một mình Y Tinh đi tới các diện tích rừng đã chặt phá trước đó để đốt cây cối đã bị chặt hạ.

Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, diện tích rừng bị chặt phá, hủy hoại là 29.300mnằm ở vị trí các lô 27, 34, 35, 44, 45, 47 thuộc khoảnh 2 tiểu khu 1432, rừng phòng hộ do Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lắk quản lý (nằm trong địa giới hành chính xã Krông Nô, huyện Lắk). Tại bản kết luận giám định của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Lắk cho thấy: giá trị thiệt hại về rừng là hơn 360 triệu đồng.

Tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Y Vin Triếk mức án 7 năm 6 tháng tù; bị cáo Y Thái Kră Janh 7 năm tù; bị cáo Y Tinh Srũk 5 năm 6 tháng tù.

Hà Duy 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.