Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tăng mạnh

13:39, 23/12/2019

Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông cho biết, tính đến ngày 12-12-2019, đơn vị đã phát hiện và xử lý 73 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tăng 52 vụ, 78,78% so với năm 2018).

Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong năm 2019 tập trung chủ yếu ở hành vi vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép xảy ra 40 vụ (tăng 35 vụ, 87,5% so với năm 2018), phá rừng làm nương rẫy xảy ra 3 vụ (tăng 3 vụ, 300% so với năm 2018), vận chuyển mua bán động vật rừng trái phép xảy ra 1 vụ (tăng 1 vụ, 100% so với năm 2018), khai thác rừng trái phép xảy ra 1 vụ (tăng 1 vụ, 100% so với năm 2018) và hành vi vi phạm khác xảy ra 20 vụ (tăng 15 vụ, 75% so với năm 2018). 

Cơ quan chức năng đã tịch thu 40,82 m3 gỗ các loại (tăng 34,07 m3 so với năm 2018), 1.125 kg phôi đũa, 120 kg gỗ Bách xanh, 31 kg gỗ thông thường, 5,5 kg/6 cá thể động vật rừng, 43 phương tiện vận chuyển các loại và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 520 triệu đồng (tăng hơn 290 triệu đồng so với năm 2018).

Một khoảnh rừng bị phá làm nương rẫy ở xã Cư Pui.
Một khoảnh rừng bị phá làm nương rẫy ở xã Cư Pui.

Theo ông Y’Te Bkrông, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông, sở dĩ số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2019 tăng mạnh là do các đơn vị chủ rừng chưa làm tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng được giao; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông được giao rừng với diện tích lớn nhưng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng không đủ mạnh, có nơi còn buông lỏng nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra thường xuyên, phức tạp. Bên cạnh đó, công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, nhất là đồng bào H’mông sống gần rừng có ý thức bảo vệ rừng chưa được thường xuyên.

Để kéo giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thời gian tới đơn vị sẽ phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức…

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.