Multimedia Đọc Báo in

10 sự kiện giáo dục - đào tạo tiêu biểu năm 2015

16:14, 08/01/2016

Đây là những hoạt động, thành tựu trong năm 2015, thể hiện nỗ lực của toàn ngành Giáo dục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước tới sự nghiệp Giáo dục.

Đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật Lý Trường THPT Chuyên Nguyễn Du đang tập trung ôn tập.
Đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý Trường THPT Chuyên Nguyễn Du đang tập trung ôn tập. Ảnh minh họa

1. Công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển khả năng của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.

2. Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2015
Kỳ thi đã thực hiện đồng thời hai mục tiêu cơ bản là: Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở cho việc xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Đảng. Kỳ thi tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông; tạo tiền đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch SEAMEO với nhiều thành công
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam đã chủ động tích cực thực hiện và hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO lần thứ 47, góp phần tạo đà cho sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam nói chung và về giáo dục, đào tạo nói riêng trong hội nhập ASEAN.

4. Tự chủ và phân tầng xếp hạng đại học
Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP, ngày 08-9-2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng và khung xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.Theo đó, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 tầng gồm: cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Nghị định là cơ sở pháp lý nhằm sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho các trường đại học định hướng rõ ràng mục tiêu phát triển, công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học, xã hội biết và lựa chọn.

5. Xây dựng Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam, hướng tới xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam
Ngày 19-11-2015, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã ra Quyết định xây dựng Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam. Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, đánh dấu các mốc lịch sử của ngành Giáo dục Việt Nam, hướng tới xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam. Sự ra đời của Phòng Truyền thống Giáo dục Việt Nam sẽ góp phần giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, truyền thống của ngành Giáo dục nước nhà.

 1
Thư viện Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP. Buôn Ma Thuột) thu hút đông đảo các em học sinh. Ảnh minh họa

6. Các chính sách cho nhà giáo tiếp tục được hoàn thiện
Bộ GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và xếp lương viên chức giáo dục sở giáo dục đại học công lập.

7. Khởi động thử nghiệm phát sóng Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7
Đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2015), Truyền hình Giáo dục Quốc gia - VTV7 đã được bấm nút phát sóng thử ngiệm; phát sóng chính thức vào tháng 1-2016. Đây là kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, để hỗ trợ các học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc có thể học tất cả các môn học qua sóng truyền hình.

8. Việt Nam tiếp tục đạt thành tích cao tại các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế
Năm 2015 được đánh giá là năm có kết quả cao nhất về thành tích thi Olympic khu vực và quốc tế so với các năm trước đây chúng ta tham dự. Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự (gồm đoàn Vật lí và Tin học tham dự Olympic khu vực châu Á, 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học) đoạt 12 Huy chương Vàng (chiếm 32,43%), 16 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 3 Bằng Khen.

9. Việt Nam đứng thứ 12 giáo dục toàn cầu về năng lực Khoa học, Toán và đọc hiểu
Tháng 5-2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu trên cơ sở tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả kiểm tra năng lực Toán, đọc hiểu và Khoa học ở học sinh. Kết quả Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên nhiều nước phát triển.

10. Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay
Năm 2015, Bộ GD-ĐT đã triển khai mô hình Thư viện cộng đồng trong trường phổ thông và Phát triển văn hóa đọc gắn liền với đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mô hình này đã tăng cường tổ chức hoạt động học dựa trên sự tìm tòi, nghiên cứu của học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học.


Nguyên Hoa (Nguồn GD&TĐ)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.