Multimedia Đọc Báo in

Giai đoạn 2019-2025: Hơn 67,5 tỷ đồng thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ

15:43, 22/02/2019

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt, điều chỉnh bổ sung Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2025.

Theo đó, tỉnh dành hơn 67,5 tỷ đồng để thực hiện Kế hoạch này; trong đó giai đoạn 2019-2020 là 22 tỷ 945 triệu đồng, giai đoạn 2021-2025 là 44 tỷ 570 triệu đồng.

 Học sinh Trường Tiểu học, THCS &THPT Hoàng Việt đang học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài.
Học sinh Trường Tiểu học, THCS &THPT Hoàng Việt đang học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài.

Mục tiêu điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ là tiếp tục đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh; từng bước triển khai chương trình tiếng Anh mới ở các cấp học, trình độ đào tạo; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương và đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phồ thông vào năm 2025.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh tập trung vào 8 nhóm giải pháp: Tăng cường công tác thông tin truyền thông; Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và tuyển dụng giáo viên tiếng Anh; Tiếp tục triển khai dạy và học chương trình ngoại ngữ 10 năm trong các nhà trường; Tăng cường cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học ngoại ngữ; Thực hiện chính sách ưu tiên đốỉ với giáo viên dạy học bằng ngoại ngữ; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ; Tăng cường họp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ; Tăng cường đổi mới công tác quản lý, giám sát chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

 Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.