Multimedia Đọc Báo in

Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi dùng điện thoại di động

22:29, 08/04/2012

Sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ trên chuột, các chuyên gia ĐH Y khoa Yale (YSM) - Mỹ đã phát hiện thấy việc phơi nhiễm bức xạ điện thoại di động (ĐTDĐ) đã làm cho não bộ của những con chuột mới sinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phát sinh căn bệnh hiếu động thái quá. Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí y học Scientific Reports số ra mới đây. Giáo sư H. Taylor, người chỉ đạo nghiên cứu cho biết, đây là bằng chứng sinh động đầu tiên cho thấy khi tiếp xúc với bức xạ tần số radio phát ra từ ĐTDĐ ở phụ nữ mang thai có thể tác động tới hành vi của con người lúc trưởng thành. Trong nghiên cứu này, những con chuột mang thai được nhốt trong lồng có ĐTDĐ đang hoạt động theo các chế độ làm việc khác nhau, kể cả chế độ tắt âm, chế độ chờ và gọi. Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành đo các hoạt động điện não của nhóm chuột trưởng thành khi chúng còn trong bào thai phải tiếp xúc nhiều với bức xạ ĐTDĐ, đồng thời tiến hành các thử nghiệm về hành vi và tâm lý. Kết quả, những con chuột khi còn trong bụng mẹ tiếp xúc nhiều với bức xạ thì tính hiếu động càng cao, trong khi đó trí nhớ lại càng giảm mạnh, đặc biệt là những thay đổi về hành vi. Bức xạ của ĐTDĐ đã gây tác động rất lớn đến quá trình phát triển của dây thần kinh trong khu vực vỏ não trước trán và là nguyên nhân gây bệnh ADHD (bệnh rối loạn tăng động). Với nghiên cứu nói trên cho thấy, ảnh hưởng bức xạ của  ĐTDĐ lên sức khỏe thần kinh của trẻ là có thật, vì vậy giới chuyên môn khuyến cáo phụ nữ giai đoạn thai kỳ nên hạn chế việc dùng ĐTDĐ, nhất là mang bên mình, nếu có thể nên tìm phương án an toàn hơn để liên lạc.

K.N (Theo SD -3-2012)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.