Những phát minh nâng cao chất lượng cuộc sống
Phương pháp mới tái chế chai nhựa siêu nhanh
Công ty Carbios của Pháp hiện đang liên danh với hãng Pepsi và L'Oréal thực hiện dự án tái chế chai nhựa dùng lại bằng cách sử dụng một loại enzym đột biến để giúp phân hủy các loại chai nhựa trong thời gian ngắn. Để tìm ra loại enzyme này, các nhà khoa học đã sàng lọc trên 100.000 vi sinh vật trong các loại phân hữu cơ và phát hiện ra một loại côn trùng có trong phân hữu cơ là sinh vật tạo ra enzyme tốt nhất. Đây là loại enzym đột biến có khả năng phân hủy nhựa PET, nhựa thường dùng để sản xuất các loại chai đựng nước. Các nhà khoa học thử nghiệm phá hủy 1 tấn chai nhựa thải bằng loại enzym đột biến này chỉ mất 10 giờ, nhựa phân hủy được sử dụng để sản xuất ra chai nhựa đựng thực phẩm rất an toàn. Đánh giá về phát minh này, các chuyên gia môi trường cho rằng đây là một đột phá trong lĩnh vực tái chế, vượt trội hơn các công nghệ hiện có.
Ra đời cơ thể người trên một con chip dùng để thử nghiệm thuốc
Viện Y học tái sinh Wake Forest Mỹ (WFIRM) vừa tạo thành công các cơ quan người dạng con chip trong phòng thí nghiệm. Đây là một hệ thống các cơ quan nhỏ được tạo ra từ tế bào người và tế bào gốc. Sản phẩm mô hình đầu tiên là tim thu nhỏ có nhịp đập khoảng 60 lần một phút, một lá phổi hít thở không khí từ môi trường xung quanh, một lá gan và bộ tinh hoàn. Mặc dù chỉ bằng một phần triệu kích thước đầy đủ của một cơ quan người trưởng thành nhưng các bộ phận trên chip này có các chi tiết đáng chú ý, hoàn chỉnh với các tế bào mạch máu, tế bào hệ thống miễn dịch và tế bào mô liên kết, chứa cả mạch microfluidic có thể lưu thông một loại thuốc trong toàn bộ hệ thống liên hoàn giữa các cơ quan, như cách hệ thống tim mạch bơm các phân tử qua cơ thể con người trong máu.
Một trong những đột phá đáng kinh ngạc là các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy các chất hữu cơ trong não bắt đầu có dấu hiệu của sóng não giống như những đứa trẻ sinh non. Hy vọng công nghệ đặc biệt này sẽ giúp khoa học tìm hiểu cách các tế bào não phát triển thành cơ quan cực kỳ phức tạp của con người và dùng để thử nghiệm các loại dược phẩm mới, đánh giá độc tính mà không phải dùng tới cơ thể động vật hay con người. Việc thử nghiệm này an toàn, giảm chi phí lại rút ngắn thời gian thử nghiệm dược phẩm cũng như các nghiên cứu y sinh khác.
Găng tay điều khiển giấc mơ. |
Toilet nhận dạng và chẩn đoán ung thư
Tiến sĩ y khoa người Mỹ, Sanjiv Sam Gambhir cùng các cộng sự ở Đại học Stanford vừa nghiên cứu cho ra đời một loại bồn cầu thông minh kiêm chức năng y học. Ngoài chức năng vốn có, bồn cầu này còn có khả năng nhận dạng “dấu vân mông”, chẩn đoán được một số bệnh như: ung thư trực tràng, tuyến tiền liệt hay ung thư bàng quang… bằng cách phân tích chất thải con người như phân và nước tiểu. Qua thí nghiệm ở người cho thấy khả năng chẩn đoán của thiết bị tương đối chính xác.
Không chỉ dự báo sức khỏe, bồn cầu này có có khả năng nhận dạng người dùng qua cảm biến nhận dạng được gắn trên cần gạt nước và thiết bị ghi lại hình ảnh để tránh nhầm giữa các cá thể. Dấu vân tay ở đây không phải là của ngón tay mà là hình ảnh “dấu vân mông” và hậu môn, bởi cấu trúc hậu môn con người mang tính độc nhất nên kết quả không thể nhầm lẫn Vì vậy toilet thông minh không chỉ dùng cho ngành y mà còn có ích cả cho lĩnh vực an ninh theo dõi tội phạm.
Ống hút biến nước bẩn thành nước sạch
Hãng Vestergaard (Thụy Sĩ) hợp tác cùng Trung tâm Carter, Mỹ (TCC) vừa phát triển thế hệ ống hút mới có thể lọc nước bẩn thành nước uống được. Ống có tên LifeStraw, sử dụng công nghệ cao để lọc các tạp chất ô nhiễm như ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút và chì. Mục tiêu ban đầu của Vestergaard là giúp những người dân ở vùng thiếu nước sinh hoạt loại bỏ ấu trùng bọ chét gây bệnh giun guinea mà không cần sử dụng vắc xin.
LifeStraw được thiết kế với hai lớp lọc, lớp đầu kích thước 100 micromet, lớp hai khoảng 15 micromet. Nước sẽ chảy qua một khoang có chứa các hạt đã được i-ốt hóa, sau đó đi qua một màng lọc có kích thước 0,2 micromet để loại bỏ mùi vị và ký sinh trùng còn sót lại. Mỗi chiếc ống hút có thể lọc được khoảng 1.000 lít nước, với khả năng loại bỏ đến 99,99% vi khuẩn, động vật nguyên sinh trong nước.
Duy Nguyễn
(Dịch từ TC/ISC/TC/BIVC/SSC/CNET- 3 &4/2020)
Ý kiến bạn đọc