Multimedia Đọc Báo in

Nợ thuế vẫn chưa giảm

09:27, 12/01/2012

Theo số liệu tổng hợp của Cục Thuế, tính đến cuối năm 2011, tổng số nợ thuế toàn tỉnh còn khoảng 413 tỷ đồng, tức tăng 90 tỷ đồng (tương đương gần 28%) so với cuối năm 2010. Trong đó, nợ khó thu chiếm 29%/tổng số nợ thuế và tăng 56% so với cuối năm 2010; nợ chờ xử lý chiếm 10%; số còn lại là nợ có khả năng thu.

Nộp hồ sơ kê khai thuế tại Cục Thuế (Ảnh: L.N)
Nộp hồ sơ kê khai thuế tại Cục Thuế (Ảnh: L.N)

Trong năm 2011, công tác quản lý và thu nợ thuế đã được Cục thuế tỉnh triển khai bằng nhiều biện pháp. Từ tháng 3-2011, Cục Thuế tỉnh đã đánh giá, chấn chỉnh và phê bình một số chi cục thuế không triển khai thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Tiếp đó, Cục Thuế đã tiến hành làm việc với các huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra tình hình thực hiện dự toán và nợ đọng thuế, qua đó đề nghị các đơn vị này phối hợp trong công tác thu ngân sách, nhất là thu nợ và cưỡng chế nợ thuế… Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng vẫn tăng, cá biệt có những trường hợp số thuế thu được thấp hơn cả số thuế lập bộ. Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 12 đơn vị có tỷ lệ tổng nợ/tổng thu cao hơn 10%, gồm: TP. Buôn Ma Thuột, các huyện Ea Súp, Krông Pak, Lak, Krông Bông, Ea Kar, Ea H’leo, Krông Buk, Krông Năng, Krông Ana và thị xã Buôn Hồ. Theo ngành thuế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh nông sản lớn gặp khó khăn về tài chính; nhiều chi cục thuế chưa quan tâm đúng mức đến công tác thu nợ nên việc thực hiện các biện pháp, quy trình thu vẫn mang tính hình thức, thiếu quyết tâm; việc bố trí cán bộ làm công tác thu nợ chưa tương xứng với số thuế nợ đọng trên địa bàn.

P.V


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.