Multimedia Đọc Báo in

Sẽ loại bỏ một số dự án xi măng nhỏ và gây ô nhiễm môi trường

09:47, 02/05/2010

Đó là thông tin được đưa ra tại  Hội nghị -Triển lãm công nghệ và thiết bị sản xuất xi măng lần thứ 22 năm 2010 với chủ đề “Năng suất xanh trong công nghiệp sản xuất xi măng” do Hiệp hội xi măng các nước Đông Nam Á (AFCM) phối hợp với Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) vừa tổ chức tại TP Đà Nẵng.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đây là hội nghị được ngành sản xuất và tiêu thụ xi măng các nước Đông Nam Á và Việt Nam tổ chức 2 năm một lần và là ngôi nhà chung để các nhà sản xuất xi măng trong khu vực tập hợp lực lượng, đoàn kết hợp tác để xây dựng ngành công nghiệp xi măng ASEAN thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của mỗi nước. Theo đánh giá tại Hội nghị , hơn 30 năm qua, công nghiệp xi măng ASEAN đã có bước phát triển rất nhanh và mạnh cả về tốc độ lẫn quy mô, qua đó đã mang lại những bài học kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam như về thị trường xi măng, về khoa học công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay xi măng là một trong những ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm cao, công nghiệp xi măng sử dụng một khối lượng lớn nguyên liệu thiên nhiên như đá vôi, đất sét, than, dầu, khí… là những nguồn tài nguyên không tái tạo được, đồng thời thải ra một lượng lớn khí độc CO¬2, N0x gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Hiện nay và trong tương tai, công nghiệp xi măng phải vượt qua được thách thức to lớn, đó là sản lượng đòi hỏi ngày một tăng thì việc tiêu hao tài nguyên ngày càng nhiều và tác động ô nhiễm môi trường có thể ngày càng lớn.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2010 Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ từ 50-51 triệu tấn, xi măng, từ năm 2015 con số này là 86 triệu tấn và đến năm 2020 là  100-110 triệu tấn. Do đó, hiện nay Việt Nam đang có kế hoạch loại bỏ một số nhà máy xi măng có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường.

Theo CTO


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.