Về những mùa thi đã xa...
17:09, 02/07/2010
Mỗi khi mùa thi tới, tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày tôi đi thi đại học.
Những năm 1980, tôi đang là một anh học trò ở một làng quê miền Bắc. Cuộc sống khi ấy còn nghèo lắm.Thi tốt nghiệp cấp 3 xong, ngày đi làm đồng: cày bừa, gánh phân, nhổ mạ…kiếm công điểm hợp tác xã phụ giúp gia đình; tối về tôi mới chong đèn ngồi ôn bài. Ngọn đèn dầu leo lét tỏa ánh sáng đỏ quạch xuống trang sách. Sáng ra, muội đèn dính nhọ cả mặt. Rồi đến ngày đi thi. Hồi đó, thi đại học cũng thi “ba chung” như bây giờ nhưng địa điểm được đặt ở các tỉnh, học sinh tỉnh nào thi tỉnh ấy. Một mình tôi đạp chiếc xe cọc cạch vượt hơn 40km đến tỉnh lỵ để thi. Chiếc ruột tượng đựng dăm bơ gạo. Một đùm muối vừng. Vài đồng bạc lẻ giắt túi phòng khi đi đường xe hỏng. Đến nơi, tôi ở nhờ nhà một người quen, gửi gạo nhờ gia đình nấu cơm hộ.
Chuyện thi cử ngày ấy cũng thật bình thường, đơn giản, hay nói như bây giờ là rất nghiêm túc. Chẳng hề có chuyện chạy thầy, mua điểm, thi hộ. Cũng không có chuyện thí sinh dùng phao thi. Càng không có chuyện cướp đề, ném bài. Học trò vào phòng thi chỉ có cây bút máy bơm đầy mực, thước kẻ, bút chì và vài tờ giấy trắng để làm nháp. Giám thị hầu hết là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học. Trường thi là một ngôi trường tiểu học ở ven thị xã. Những phòng học vách đất, phên nứa đơn sơ. Một hàng rào tre gai sơ sài vây quanh trường, chủ yếu là để ngăn không cho trâu bò vào phá trường trong những ngày hè. Cả khu vực thi hình như chỉ có một người công an làm nhiệm vụ bảo vệ. Đề thi được chép trên bảng đen. Mọi người cặm cụi làm bài, chẳng ai để ý đến ai. Bên ngoài hàng rào là cánh đồng, các bác nông dân mải miết cấy cày. Các buổi thi cứ diễn ra êm ả như thế.
Cuộc sống ngày trước đầy những vất vả nhọc nhằn và thi cử hồi ấy sao mà hồn nhiên! Đã thi thì phải có người đỗ, người trượt. Người đỗ tiếp tục học lên. Người trượt thì đi học trung cấp, học nghề, đi công nhân... Không ít người trở về vui với cuộc sống ruộng vườn. Từ những mùa thi như thế, bao người đã bước vào đời, vững vàng, tự tin lập thân, lập nghiệp. Và dù đậu hay trượt, tất cả đều trưởng thành.
Những năm 1980, tôi đang là một anh học trò ở một làng quê miền Bắc. Cuộc sống khi ấy còn nghèo lắm.Thi tốt nghiệp cấp 3 xong, ngày đi làm đồng: cày bừa, gánh phân, nhổ mạ…kiếm công điểm hợp tác xã phụ giúp gia đình; tối về tôi mới chong đèn ngồi ôn bài. Ngọn đèn dầu leo lét tỏa ánh sáng đỏ quạch xuống trang sách. Sáng ra, muội đèn dính nhọ cả mặt. Rồi đến ngày đi thi. Hồi đó, thi đại học cũng thi “ba chung” như bây giờ nhưng địa điểm được đặt ở các tỉnh, học sinh tỉnh nào thi tỉnh ấy. Một mình tôi đạp chiếc xe cọc cạch vượt hơn 40km đến tỉnh lỵ để thi. Chiếc ruột tượng đựng dăm bơ gạo. Một đùm muối vừng. Vài đồng bạc lẻ giắt túi phòng khi đi đường xe hỏng. Đến nơi, tôi ở nhờ nhà một người quen, gửi gạo nhờ gia đình nấu cơm hộ.
Ảnh minh họa |
Chuyện thi cử ngày ấy cũng thật bình thường, đơn giản, hay nói như bây giờ là rất nghiêm túc. Chẳng hề có chuyện chạy thầy, mua điểm, thi hộ. Cũng không có chuyện thí sinh dùng phao thi. Càng không có chuyện cướp đề, ném bài. Học trò vào phòng thi chỉ có cây bút máy bơm đầy mực, thước kẻ, bút chì và vài tờ giấy trắng để làm nháp. Giám thị hầu hết là sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học. Trường thi là một ngôi trường tiểu học ở ven thị xã. Những phòng học vách đất, phên nứa đơn sơ. Một hàng rào tre gai sơ sài vây quanh trường, chủ yếu là để ngăn không cho trâu bò vào phá trường trong những ngày hè. Cả khu vực thi hình như chỉ có một người công an làm nhiệm vụ bảo vệ. Đề thi được chép trên bảng đen. Mọi người cặm cụi làm bài, chẳng ai để ý đến ai. Bên ngoài hàng rào là cánh đồng, các bác nông dân mải miết cấy cày. Các buổi thi cứ diễn ra êm ả như thế.
Cuộc sống ngày trước đầy những vất vả nhọc nhằn và thi cử hồi ấy sao mà hồn nhiên! Đã thi thì phải có người đỗ, người trượt. Người đỗ tiếp tục học lên. Người trượt thì đi học trung cấp, học nghề, đi công nhân... Không ít người trở về vui với cuộc sống ruộng vườn. Từ những mùa thi như thế, bao người đã bước vào đời, vững vàng, tự tin lập thân, lập nghiệp. Và dù đậu hay trượt, tất cả đều trưởng thành.
Hoàng Minh Sơn
Ý kiến bạn đọc