Multimedia Đọc Báo in

Thông tin Nông nghiệp nước ngoài

10:54, 10/04/2010


1. Lập xong bản đồ gen cây đào

 
Nhóm chuyên gia ở ĐH Clemson (CU) Mỹ vừa lập xong bản đồ gen cây đào. Giống đào được các chuyên gia ở CU giải mã là Musser, loại đào quý được trồng nhiều tại Mỹ, có chất lượng quả ngon. Hệ gen của nó được ví như một cuốn sách gồm danh mục dài các chữ cái, không có khoảng cách hay dấu chấm ở giữa các từ, chữ hay đoạn văn. Và một khi những chữ cái này được sắp sếp thành các từ, câu văn cụ thể sẽ giúp khoa học hiểu được cấu trúc, đại diện cho trên 350 loại đào khác nhau có trên thế giới hiện nay, cung cấp thông tin bổ ích cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là các trang trại trồng cây ăn quả, tạo ra sản phẩm mới có lợi hơn cho sức khỏe con người. Theo giáo sư Albert Abbott, người đứng đầu nhóm đề tài thì đây là dự án có tầm quan trọng, mở ra những triển vọng giúp con người tạo ra một thế hệ cây trồng mới có chất lượng cao cũng như những cây trồng khác có liên quan đến họ đào, như lê, táo, hồng, dâu tây...


2. Phương pháp thử “2 trong 1” khuẩn E.Coli trong thực phẩm

Ecoli_bacteria.jpg
 
Tại hội nghị thường niên của Hội Hóa học Mỹ tổ chức cuối tháng 3 vừa qua người ta đã công bố một nghiên cứu do các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ tìm ra phương pháp thử test mới, phát hiện nhanh khuẩn E. Coli và các chất độc khác có trong thịt bò và thực phẩm gây bệnh nôn ói, tiêu chảy và các bệnh nguy hiểm về đường ruột. Phương pháp này có tên là phép thử 2 trong 1, có khả năng phát hiện cùng một lúc cả khuẩn E.Coli lẫn độc tố. Các phương pháp cũ chỉ thử được một trong hai chất gây bệnh nói trên với thời gian từ 3-5 ngày nhưng phép thử 2 trong 1 nói trên chỉ mất 24 tiếng. Phương pháp mới này sử dụng các mao plastic siêu nhỏ, mỗi cái có độ rộng bằng 1/100 sợi cát, có chứa chất nhuộm màu phát sáng. Trên các lông mao này được bọc chất kháng thể làm nhiệm vụ “khóa” các protein hoặc antigen có trong khuẩn E.coli và hai độc tố chính của khuẩn E.Coli. Trong quá trình thử, các lông mao siêu nhỏ nói trên kết hợp với thịt bò hoặc mẫu thực phẩm khác, sau đó cho phân ly qua một thiết bị chuyên dụng để phát hiện ra mầm bệnh. Đây là phương pháp thử có độ nhậy cao trong thời gian ngắn, có thể áp dụng cho nhiều thực phẩm, kể cả hoa quả hay đồ uống. Hiện tại nhóm đề tài đang cải tiến để làm tăng khả năng phát hiện các độc tố có trong thực phẩm kể cả khuẩn Salmonella lẫn Listeria.


3. Tìm ra loại gen làm tăng sản lượng cà chua

080911014641-60-339.jpg
 
Nhóm chuyên gia ở ĐH Hebrew (Israel) vừa tìm ra loại gen đặc biệt có khả năng làm tăng sản lượng cà chua lai lên gấp nhiều lần. Việc phát hiện ra loại gen nói trên rất tình cờ trong khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tạo ra những loại cây trồng lai có tên là Hybrid vigor (giống lai có ưu thế nổi trội) hay heterosis, có nghĩa lai tạo ngang giữa hai giống cây để cho ra thế hệ con cháu có sản lượng cao hơn. Gen đơn này thực chất là một protein có nhiệm vụ chỉ đạo cây trồng ngừng phát triển lá, tập trung ra hoa và kết trái. Đó là protein có tên là florigen, chỉ cần một đột biến có trong protein này cũng có thể làm cho loại cà chua lai nói trên ra sai quả. Ngoài ra nó còn làm cho chất lượng của cà chua tăng lên rõ rệt, nhất là hàm lượng đường.

 

Theo NNVN

 


Ý kiến bạn đọc