Multimedia Đọc Báo in

Cách chế biến lá sắn cho trâu, bò ăn

09:47, 03/10/2011

Vào đầu mùa mưa bão, ở khu vực nông thôn, miền núi có một số vườn sắn bị đổ ngã, người dân thu hoạch non, nhưng đa số lá sắn bị bỏ đi, rất lãng phí, trong khi đó, lá sắn có chứa hàm lượng đạm khá cao (18-20%). Tuy nhiên, trâu, bò ăn lá sắn dễ bị say, một số trường hợp ăn quá nhiều có thể tử vong vì lá sắn chứa chất độc HCN (axit cianhydric).

Để sử dụng nguồn thức ăn có sẵn, giàu đạm này cho trâu, bò ăn được an toàn, tốt nhất là nên ủ chua lá sắn trước khi cho ăn. Khi đó hàm lượng HCN giảm xuống còn 32mg/kg chất khô (mức cho phép gia súc ăn được là 60mg/kg chất khô). Trâu, bò sau khi đẻ được ăn lá sắn ủ chua rất tốt. Phương pháp ủ như sau:

Nguyên liệu: Lá sắn 100kg, băm thành đoạn 1-2 cm, trộn 7-8 kg cám gạo hay bột mì, bột khoai lang và 0,5kg muối ăn trộn đều. Đào hố tùy theo số lượng nguyên liệu đã có, nên đào hố nửa chìm, nửa nổi. Nếu ủ 500kg nguyên liệu lá sắn thì đào hố có thể tích 1m3, hố ủ đào nơi khô ráo.

Lá sắn tươi rất giàu đạm nhưng có độc tính, cần phải ủ chua hoặc phơi khô cho gia súc ăn.
Lá sắn tươi rất giàu đạm nhưng có độc tính, cần phải ủ chua hoặc phơi khô cho gia súc ăn.

Cách ủ: Trải tấm bạt hoặc lót nilon xuống hố, cho nguyên liệu vào hố, rải đều từng lớp dày 20cm. Dùng chân nén chặt (càng chặt càng tốt). Sau khi nén, dùng một tấm nylon hay bao tải còn tốt phủ kín bề mặt để nước mưa không ngấm vào. Tiếp đó, lấp một lớp đất dày 40cm và đầm theo hình mai rùa. Sau 5 ngày, khi lá sắn mềm, xẹp xuống thì tiếp tục đổ thêm đất phía trên và đầm chặt, ủ tiếp trên 50 ngày  nữa là có thể lấy cho trâu, bò ăn. Lá sắn ủ chua có thể giữ trong 5-6 tháng. Nếu nuôi nhiều trâu bò thì thực hiện nhiều hố ủ chua lá sắn. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông, là thời kỳ luôn thiếu thức ăn xanh cho gia súc.

 

Cách cho trâu bò ăn: Tuyệt đối không cho gia súc ăn sắn tươi, lá tươi, chỉ nên cho ăn khi đã qua chế biến như phơi, sấy, nấu chín, ủ chua lên men... Cân đối với lượng cỏ, chỉ cho ăn với lượng vừa phải (khoảng 10-30% trong khẩu phần) sau khi đã ăn các thức ăn khác. Chú ý: Không để gia súc tự do vào nương sắn ăn lá và củ tươi dễ bị ngộ độc.

Tùng Sơn

Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Ana nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng ngành Y tế huyện Krông Ana đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân, nhất là đối với tuyến y tế cơ sở.