Multimedia Đọc Báo in

Hà Nội được chọn thí điểm xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm tại nguồn

08:28, 02/03/2012

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước được lựa chọn làm thí điểm xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm tại nguồn (PCM) thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học  và Công nghệ Việt Nam),  Cơ quan Hợp tác phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC) và Hiệp hội môi trường công nghiệp Nhật Bản (JEMAI).

Ảnh kèm bài xã Cư Dliê M’nông 1.JPG
Ảnh minh họa: T.H

Đây là thể chế bắt buộc đối với các loại hình công nghiệp xả thải gây ô nhiễm nặng như các ngành chế tạo máy, điện, khí đốt, cung cấp nhiệt hoặc các thiết bị phát sinh khí thải độc hại, thải nước ô nhiễm, sinh bụi đặc trưng như amiăng, bụi thông thường, tiếng ồn gây chấn động hoặc sản sinh chất dioxin. Nhật Bản là nước triển khai  xây dựng hệ thống người kiểm soát ô nhiễm từ những năm 1970. Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có những nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… đã triển khai hệ thống này. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, 4 yếu tố cần thiết trong bảo vệ môi  trường nói chung, phòng chống ô nhiễm công nghiệp, quản lý môi trường nói riêng là hệ thống chính pháp qui, đầu tư thiết bị kiểm soát ô nhiễm, kỹ thuật  nguồn nhân lực ( giáo dục và đào tạo hệ thống người kiểm soát ô nhiễm). Trong đó, công tác đào tạo nhân lực cán bộ kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm là hết sức cần thiết.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Hà Nội cam kết thực hiện chương trình thí điểm xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Bởi Thủ đô còn nhiều vấn đề nan giải trong xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm, đặc biệt tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp...”. Mục tiêu dự án PCM tại Hà Nội: Hình thành hệ thống và  xây dựng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các khu công nghiệp; Hoàn thiện thể chế, quy định cho các doanh nghiệp tại các khu, cụm, điểm công nghiệp trong công tác kiểm soát ô nhiễm; Nâng cao năng lực, hiệu quả và tính minh bạch trong kiểm soát ô nhiễm môi trường cho cán bộ quản lý môi trường và cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất.
 

T.H (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.