Multimedia Đọc Báo in

Hành động vì môi trường sống

09:18, 28/06/2020

Trong những ngày vừa qua, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, thiết thực.

Đơn cử như Hội LHPN xã Khuê Ngọc Điền và xã Cư Kty (huyện Krông Bông) với chương trình đổi rác thải lấy quà tặng. Thông qua hình thức thu gom rác thải đã qua sử dụng như vỏ chai nhựa, lon bia, nước ngọt, giấy loại…, các hội viên và người dân địa phương đã mang đến hằng trăm ký rác thải có thể tái chế để đổi lấy những phần mì tôm, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt… Số rác thải này sẽ được bán lấy tiền để gây quỹ tiếp tục tổ chức chương trình đổi rác thải nhựa lấy quà tặng tại các xã khác trên địa bàn huyện.

Chương trình đổi rác tái chế lấy quà tặng ở Đường sách  Cà phê Buôn Ma Thuột.
Chương trình đổi rác tái chế lấy quà tặng ở Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột.

Song song đó, nhiều đơn vị, địa phương khác cũng tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như Hội LHPN xã Dray Sap (huyện Krông Ana) đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên các tuyến đường ở địa phương; phụ nữ một số xã ở huyện Cư Kuin, Krông Pắc, Ea H'leo… ra quân làm vệ sinh, trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường…

Đối với các cấp bộ đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt ra quân “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” với các hoạt động bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới; Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2020. Thông qua các hoạt động: tổng dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, xóa biển quảng cáo rao vặt, trồng cây xanh… đã tạo một làn sóng mạnh mẽ về bảo vệ môi trường không chỉ trong tầng lớp trẻ mà cả trong cộng đồng. Trong đó, nổi bật là chương trình “Ra quân Ngày chủ nhật xanh điểm cấp Trung ương lần thứ II, năm 2020” tổ chức tại Trung tâm Quảng trường huyện Krông Năng đã trồng 250 cây xanh; khởi công thực hiện 1 km thắp sáng đường quê, dọn vệ sinh môi trường, hưởng ứng phong trào phòng, chống rác thải nhựa...

Chủ đề của Ngày môi trường thế giới năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên”, đây là năm đánh dấu mốc quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trước khi bước vào “Thập niên phục hồi hệ sinh thái".

Hay như trong Ngày môi trường thế giới (5-6), Câu lạc bộ hưu trí và người cao tuổi tỉnh cũng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk tiến hành thả hơn 1.000 con cá trê giống ra môi trường tự nhiên ở khu vực hồ nước thải Đan Mạch và suối Ea Nhol thuộc tổ 40 (khối 4, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột)… để vận động, tuyên truyền người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.

Thả cá trê giống tại suối Ea Nhol (phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) hưởng ứng Ngày môi trường thế giới năm 2020.
Thả cá trê giống tại suối Ea Nhol (phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) hưởng ứng Ngày môi trường thế giới năm 2020.

Nhằm quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên mang tính bền vững, vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường thiên nhiên, trong thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều quy định nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Theo đó, nhiều mô hình bảo vệ môi trường đã được triển khai sâu rộng và có hiệu quả như: “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”, “Bể thu gom chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật”, “Thu gom phế liệu”, “Phân loại rác thải tại nguồn”…

Có thể nói, với sự chung tay, góp sức của cộng đồng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đơn giản và thiết thực như: phân loại rác tại nguồn, vệ sinh đường phố, làm sạch nhà ở và môi trường sống, tiết kiệm nước, trồng cây xanh, tham gia các hoạt động vì môi trường… đã thực sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao ý thức trong cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.