Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ thực tập phương án phòng cháy chữa cháy

14:13, 20/02/2020

Chiều 19-2, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an thị xã Buôn Hồ đã tổ chức thực tập phương án chữa cháy có sự tham gia phối hợp nhiều lực lượng tại chợ thị xã Buôn Hồ.

Tình huống giả định đặt ra là vào lúc 17 giờ 30 phút, chợ thị xã Buôn Hồ xảy ra cháy tại một ki ốt bán quần áo, vải do sự cố chập điện. Đám cháy lan nhanh sang các ki ốt bên cạnh, sinh ra rất nhiều khí độc, khói bao trùm toàn bộ lối thoát nạn, gây ngạt và ảnh hưởng tầm nhìn nên có 6 người ở trong khu vực chợ lồng bị mắc kẹt không thể thoát ra ngoài. 

424
Đội Chữa cháy và CNCH số 2 điều phương tiện chữa cháy đến hiện trường

Lực lượng PCCC cơ sở nhanh chóng tiến hành cắt điện tại khu vực cháy, triển khai chữa cháy bằng các phương tiện tại chỗ, đưa được 2 người bị nạn ra khu vực an toàn.

Nhận được tin báo, Đội Chữa cháy và CNCH số 2 (Phòng PC 07, Công an tỉnh) đã điều động 2 xe chữa cháy, 1 xe CNCH, 1 máy bơm chữa cháy, 20 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường. Lực lượng cứu nạn dùng cáng, cõng 4 người bị nạn ra nơi an toàn. Sau gần 1 giờ đồng hồ ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn.

4234
Lực lượng chức năng tiến hành phun nước, khống chế ngọn lửa

Chợ thị xã Buôn Hồ có diện tích lớn, tập trung đông người, đa dạng các mặt hàng, có nhiều chất liệu dễ cháy. Việc thực tập phương án chữa cháy và CNCH nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác PCCC giữa lực lượng PCCC cơ sở với các lực lượng khác; phát huy vai trò chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy và CNCH với phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường nhận thức về công tác PCCC và CNCH cho tiểu thương ở chợ; chủ động phòng cháy tốt, chữa cháy có hiệu quả khi sự cố xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản.

Nguyễn Xuân

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.