Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

16:01, 11/03/2016

25. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản sau khi nhận được Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp đối với Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 121 Luật năm 2015 thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết và đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp cùng với khi trình UBND dự thảo nghị quyết.

26. Khi trình UBND tỉnh dự thảo nghị quyết thì cơ quan soạn thảo văn bản phải có những loại giấy tờ nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 122 Luật năm 2015 thì hồ sơ dự thảo nghị quyết trình UBND cấp tỉnh, bao gồm:

- Tờ trình UBND cấp tỉnh về dự thảo nghị quyết;

- Dự thảo nghị quyết;

- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 

- Tài liệu khác (nếu có).

Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến UBND để chuyển đến các thành viên UBND chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày UBND họp.

27. Luật năm 2015 quy định trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 126 Luật năm 2015 thì trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh được tiến hành theo trình tự như sau:

- Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết thuyết trình dự thảo nghị quyết;

- Đại diện Ban của HĐND được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- HĐND thảo luận;

- Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ đạo Ban của HĐND được phân công thẩm tra chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức trình, Sở Tư pháp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

- HĐND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Chủ tịch HĐND ký chứng thực nghị quyết.

28. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh:

Trả lời: Theo quy định tại Điều 127 Luật năm 2015 thì cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh.

29. Đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh phải có những nội dung nào:

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật 2015 thì đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản QPPL do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của HĐND cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể.

Văn phòng UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

 (còn nữa)

Nguyễn Thị Hương

(Sở Tư pháp)

[links()]


Ý kiến bạn đọc