Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới

15:24, 13/11/2023

Sáng 13/11, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Pro Phương Nam (Hà Nội) tổ chức tập huấn “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã làm công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2023”.

Trong thời gian 4 ngày (từ ngày 13/11 tới ngày 16/11), gần 100 học viên là cán bộ làm công tác xây dựng NTM đến từ các địa phương đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh sẽ được bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến 4 chuyên đề: Quy hoạch, đầu tư, xây dựng và sử dụng hạ tầng NTM; Phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương; Xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn; Chuyển đổi số trong xây dựng NTM.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hà (Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ về cách xây dựng xã NTM thông minh, xã thương mại điện tử…
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hà (Giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ về cách xây dựng xã NTM thông minh, xã thương mại điện tử…

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 74 xã đạt 19/19 tiêu chí; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (xã Hòa Thuận (TP. Buôn Ma Thuột)); 1/15 đơn vị cấp huyện (TP. Buôn Ma Thuột) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Có 136 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (gồm: 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 19 sản phẩm đạt 4 sao, 116 sản phẩm đạt 3 sao).

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của tỉnh đều thấp hơn bình quân chung của vùng Tây Nguyên và cả nước.

Học viên tham gia lớp tập huấn.
Học viên tham gia lớp tập huấn.

Vì vậy, qua lớp tập huấn này nhằm giúp đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, xã nâng cao kiến thức, nhận thức, cập nhật đầy đủ, kịp thời những chỉ đạo mới.

Đồng thời, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành để áp dụng phù hợp với thực tế địa phương, từ đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM (đặc biệt xây dựng xã NTM thông minh, xã thương mại điện tử…).

Thùy Dung

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.