Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

18:14, 10/10/2024

Ngày 10/10, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tại huyện Cư Kuin về “Tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do Nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo và thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đối với diện tích đất Nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào DTTS", thời gian từ năm 2002 đến tháng 6/2024.

Huyện Cư Kuin có 17 dân tộc cùng sinh sống, với 26.048 hộ, 103.080 khẩu. Trong đó có 7.978 hộ DTTS, với 38.606 khẩu (chiếm tỷ lệ 30,62% về số hộ, 37,45% về số khẩu). Hiện nay, huyện có 6 xã thuộc vùng DTTS và 4 buôn đặc biệt khó khăn.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với UBND huyện Cư Kuin
Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với UBND huyện Cư Kuin.

Từ năm 2002 - 2020, thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn, toàn huyện đã hỗ trợ về đất ở cho 868 hộ, diện tích 29,17 ha; hỗ trợ về đất sản xuất 989 hộ, diện tích 289,85 ha, kinh phí thực hiện gần 19,8 tỷ đồng.

Với Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đã hỗ trợ đất sản xuất cho 62 hộ của 2 xã Cư Êwi và Hòa Hiệp, với số tiền 930 triệu đồng.

Chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020, có 28 hộ được hỗ trợ, với tổng kinh phí 900 triệu đồng.

Đoàn giám sát thực tế tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin
Đoàn giám sát thực tế tại xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin).

Việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), địa phương đã hỗ trợ đất sản xuất cho 71 hộ, tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng; hỗ trợ đất ở 32 hộ, kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS tại huyện Cư Kuin vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: nguồn vốn bố trí chậm, không kịp thời để thực hiện, dẫn đến tình trạng khi có vốn thì đối tượng đã thay đổi nên phải rà soát lại; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ở một số xã chưa được thường xuyên, liên tục.

Chương trình 1719 có nội dung rộng, quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền trách nhiệm quản lý của nhiều ngành nên khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh về quy định, nội dung hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức triển khai thực hiện.

Đại diện Phòng Dân tộc huyện Cư Kuin làm rõ một số nội dung đoàn giám sát quan tâm
Đại diện Phòng Dân tộc huyện Cư Kuin làm rõ một số nội dung đoàn giám sát quan tâm

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Lê Văn Cường, Trưởng đoàn giám sát đề nghị, thời gian tới, huyện Cư Kuin cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách dân tộc nói chung và chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nói riêng cho người dân để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện chính sách; làm tốt công tác điều tra, rà soát nội dung, nhu cầu, đối tượng hỗ trợ ở cơ sở thôn, buôn để xây dựng chương trình sát với nhu cầu thực tế.

Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung hỗ trợ của chính sách, đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Đoàn giám sát đã ghi nhận những khó khăn vướng mắc và kiến nghị của địa phương liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS và sẽ tổng hợp, báo cáo, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.