Multimedia Đọc Báo in

Ban chỉ đạo Đề án 1371 tập huấn báo cáo viên pháp luật

11:23, 27/08/2024

Từ ngày 27 đến 30/8, Ban chỉ đạo Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” (Đề án 1371) tổ chức tập huấn báo cáo viên pháp luật.

Tham gia tập huấn, các báo cáo viên được giới thiệu các chuyên đề về tìm hiểu nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Biên giới quốc gia; Luật Đất đai; Luật Lâm nghiệp, Luật An ninh mạng; Luật Căn cước, Luật Phòng thủ dân sự… Qua đó nhằm thống nhất cho cán bộ các cấp về nội dung, hình thức, phương pháp, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội; làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở theo Đề án 1371 đạt kết quả cao.

Các đại biểu tham dự tập huấn.
Các đại biểu tham dự tập huấn.

Theo mục đích Đề án xác định: Đến năm 2024 có 30% cán bộ, nhân dân địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến pháp luật; 50% cán bộ, chiến sĩ quân đội được phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội giảm theo từng năm; 50% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các đơn vị quân đội được bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật…

Đại tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phát biểu tại lớp tập huấn.
Đại tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phát biểu tại lớp tập huấn.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Đại tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1371 yêu cầu, sau khi tập huấn ở cấp tỉnh, báo cáo viên tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện, xã để nắm vững nội dung, phương pháp tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn.

Quỳnh Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.