Multimedia Đọc Báo in

Tài trợ cho Lễ hội Cà phê - Không đơn thuần chỉ vì lợi ích thương mại

09:02, 24/02/2017

Qua các kỳ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) luôn là một trong những đơn vị tài trợ lớn, góp phần không nhỏ vào việc tổ chức thành công các kỳ lễ hội. Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, Agribank Đắk Lắk tham gia với tư cách nhà tài trợ Vàng. Báo Đắk Lắk đã có cuộc phỏng vấn ông TRẦN ĐÌNH CHÁNH - Giám đốc Agribank Đắk Lắk.

Ông Trần Đình Chánh - Giám đốc Agribank Đắk Lắk.
Ông Trần Đình Chánh - Giám đốc Agribank Đắk Lắk.

Xin ông cho biết, Agribank Đắk Lắk đã có những hỗ trợ như thế nào cho các kỳ Lễ hội Cà phê?

Tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, Agribank  tham gia với tư cách là nhà tài trợ Vàng.  Đây là lần thứ 6 Agribank tham gia tài trợ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột (1 lần tài trợ chính, 4 lần tài trợ Vàng, 1 lần tài trợ Đồng). Ngoài việc góp phần tài trợ, chúng tôi còn tích cực tham gia các sự kiện liên quan trong khuôn khổ lễ hội, như dự hội thảo về chuyên ngành cà phê và đã có tham luận bổ ích trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng với sự phát triển cà phê bền vững; mở gian hàng trưng bày tại lễ hội nhằm quảng bá hoạt động tín dụng Ngân hàng với cây cà phê; mở điểm phát hành thẻ, trưng bày, giới thiệu, mua bán vàng miếng, trình chiếu phim quảng  bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến các hoạt động cung ứng dịch vụ của Agribank... Qua đó, góp phần làm phong phú, đa dạng ngành hàng tham gia lễ hội, nhất là dịch vụ tài chính Ngân hàng được giới thiệu tại lễ hội đã tạo sự quan tâm không chỉ của khách tham quan mà còn cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

Gian hàng của Agribank Đắk Lắk tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5.
Gian hàng của Agribank Đắk Lắk tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5.

Vì sao Agribank Đắk Lắk lại tích cực tham gia hỗ trợ cho Lễ hội Cà phê như vậy, thưa ông?

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những lễ hội lớn, với quy mô cấp quốc gia, vì vậy sức lan tỏa của Lễ hội này là rất lớn. Với tư cách là đơn vị tài trợ lớn, hình ảnh của Agribank cũng tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với quan khách và công chúng trong và ngoài tỉnh. Hình ảnh về một Agribank thân thiện, gần gũi với cộng đồng, khách hàng, nhất là hộ nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê được lan tỏa rộng khắp và sâu đậm. Mặt khác, hoạt động tài trợ của Agribank tại các Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột có ý nghĩa như một sự tri ân của Agribank đối với ngành  Cà phê Việt Nam.  Hiện tại dư nợ đầu tư cho nền kinh tế của Agribank Đắk Lắk đạt 11.800 tỷ đồng, thì trong đó, dư nợ cho vay các hoạt động trong lĩnh vực cà phê (trồng mới, chăm sóc, kinh doanh, thu mua, chế  biến, xuất khẩu...) chiếm trên 70% tổng dư nợ, tức xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả mang lại khi tham gia tài trợ cho các kỳ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột?

Theo nội dung thư mời tham gia tài trợ của Ban tổ chức lễ hội và hợp đồng tài trợ đã được ký, nhà tài trợ Vàng được hưởng rất nhiều quyền lợi như: quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm của lễ hội và các phương tiện truyền thông và trong nhiều hoạt động, sự kiện của lễ hội; được dựng một gian hàng trưng bày tại Lễ hội… Đó là những quyền lợi mang lại lợi ích thương mại cho đơn vị tài trợ. Thế nhưng như tôi đã nói ở trên, việc Agribank tham gia tài trợ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột không đơn thuần vì mục đích quảng cáo thương mại thuần túy, mà còn là một nghĩa cử tri ân của Agribank đối với ngành Cà phê Việt Nam nói chung, những hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh nhà nói riêng. Thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp trên bước đường phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Giang Nam (Thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.