Multimedia Đọc Báo in

Du khách thích thú với các kiểu pha cà phê mới

16:27, 09/03/2017
Tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017, các nhà rang xay cà phê đã giới thiệu một số kiểu pha chế cà phê mới lạ khiến du khách thích thú.
 
Chẳng hạn, bên cạnh những xe cà phê lưu động, năm nay Công ty Cà phê Trung Nguyên đã giới thiệu kiểu pha chế cà phê trên cát. Anh Vũ Hoàng Long, một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là lần đầu tiên anh được thấy kiểu pha cà phê này. Bên cạnh sự cầu kỳ trong cách pha chế, nhiều người sau khi thưởng thức đều cho rằng, với cách pha này, tách cà phê nóng, đặc và vị mạnh, hậu vị kéo dài dù chỉ nhấp một ngụm nhỏ.  
 
Du khách ngồi quanh bếp lửa, tìm hiểu kiểu pha chế cà phê trên cát
Du khách ngồi quanh bếp lửa, tìm hiểu kiểu pha chế cà phê trên cát
Khác với du khách ngoài tỉnh, nhiều du khách trong tỉnh lại quan tâm đến những kiểu pha chế bằng máy. Tại quầy hàng của Công ty XNK 2-9, nhiều du khách đã quan tâm tìm hiểu máy espresso (dùng áp suất lớn đi qua cà phê). Nét quyến rũ của máy espresso dùng tại nhà được thể hiện qua tốc độ pha chế cà phê: vòi nước nóng/hơi nước giúp chúng ta thưởng thức được ngay những tách cà phê thơm ngon. Theo anh Lê Văn Diễn (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana), kiểu pha chế này phù hợp với những người có ít thời gian, nhưng vẫn có thể được thưởng thức một ly cà phê đúng nghĩa.
 
Một du khách chăm chú tìm hiểu cách pha chế cà phê qua máy espresso
Một du khách chăm chú tìm hiểu cách pha chế cà phê qua máy espresso
Bên cạnh những kiểu pha chế mới lạ, các nhà rang xay cà phê cũng sử dụng những kiểu pha chế truyền thống để giới thiệu sản phẩm của mình, giúp du khách cảm nhận đầy đủ nét độc đáo, đặc trưng của Cà phê Buôn Ma Thuột.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.