Multimedia Đọc Báo in

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

08:22, 29/04/2010
Sáng 28 - 4, hàng ngàn người dân trên đảo Lý Sơn và du khách thập phương đã tụ họp về Âm Linh Tự để dự lễ rước vong hồn các vị hùng binh có công mở bờ cõi và cắm mốc chủ quyền đảo Hoàng Sa.
Quang cảnh buổi rước vong hồn đội hùng binh Hoàng Sa.
Quang cảnh buổi rước vong hồn đội hùng binh Hoàng Sa.
Từ mờ sáng, hàng ngàn người đã có mặt ở Âm Linh Tự và đình làng An Vĩnh. Lễ vật được sắp đặt uy nghi. Những hồi trống, tiếng chuông đã được gióng lên. Đúng 7 giờ, cờ, trống, long đình đã được đưa về Âm Linh Tự, nghinh đón vong hồn các chiến sỹ Hoàng Sa. Lễ cung nghinh các chiến sỹ trận vong đã được các bô lão trong 13 tộc họ ở Lý Sơn kính tế. Sau một giờ kinh phụng nghiêm trang, vong hồn của đội hùng binh Hoàng Sa đã được rước về đình làng An Vĩnh.
Lễ rước bài vị anh linh các hùng binh tại Âm Linh Tự.
Lễ rước bài vị anh linh các hùng binh tại Âm Linh Tự.
Đông đảo người dân cùng du khách đến xem và cung tiễn
Đông đảo người dân cùng du khách đến xem và cung tiễn
Vong hồn của đội hùng binh Hoàng Sa đã được an vị tại đình làng, ngay nơi họ đã xuất quân ra Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền hàng trăm năm trước. Chiều nay, các vị Hòa thượng và bô lão trong làng sẽ làm lễ cầu siêu, cầu an cho đội hùng binh Hoàng Sa. Tối nay, Lễ hội hoa đăng thả đèn trên biển tiễn đưa vong hồn các chiến sỹ trận vong về với Hoàng Sa, nơi họ đã hy sinh cho Tổ quốc.
Các cụm điểm di tích, khu trưng bày lưu niệm Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa cũng được khánh thành trong sáng 28 - 4. Hàng trăm bức ảnh cùng hiện vật liên quan đến Lễ Khao lề, lịch sử Lý Sơn và Hoàng Sa sẽ được giới thiệu để người dân hiểu sâu sắc hơn về Lý Sơn, Hải đội Hoàng Sa năm xưa cũng như biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa, qua đó khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên 2 vùng biển này.
Đình làng An Vĩnh đã có từ hàng trăm năm trước, trải qua các cuộc chiến tranh, đình làng đã bị tàn phá, nay được Nhà nước và nhân dân trùng tu lại. Nơi đây cách đây hàng trăm năm trước, các chúa Nguyễn đã tuyển nhiều dân chài, giỏi nghề đi biển ở các làng An Vĩnh và An Hải trên đất đảo Lý Sơn, giương buồm vượt sóng ra quần đảo Hoàng Sa để làm nhiệm vụ và cắm mốc chủ quyền lãnh hải.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc