Multimedia Đọc Báo in

Bọ xít hút máu người ở Việt Nam không giống với loài truyền bệnh ở châu Mỹ

09:06, 08/07/2010

Trước những phản ánh mới đây của người dân ở nhiều địa phương về việc bị đốt và bắt được loài bọ xít hút máu người, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương cho biết, ở nước ta, bọ xít hút máu đã xuất hiện từ rất lâu chứ không phải năm nay mới xuất hiện lần đầu.

Hàng năm, ở Hà Nội và nhiều địa phương khác vẫn có người bị bọ xít hút máu đốt, nhưng cho đến nay, chưa thấy có thông tin, tài liệu nào thông báo rằng có các loài bọ xít lây truyền bệnh ở Việt Nam.
Viện trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trước đây, tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về bọ xít hút máu nhưng chủ yếu để phục vụ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các giống bọ xít hút máu người mà Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật thu thập được ở nước ta và định loại cho đến nay được xác định là loài Triatoma rubrofassiata. Loài Triatoma rubrofassiata không giống với loài bọ xít có thể gây truyền bệnh Chagas (bệnh buồn ngủ) ở khu vực châu Mỹ là Triatoma dimidiate (phổ biến ở Trung Mỹ) và loài Triatoma infestans (phổ biến ở Nam Mỹ). Các nghiên cứu cho thấy, loài bọ xít Triatoma rubrofassiata ở Việt Nam chỉ gây khó chịu và phiền toái cho người trong thời gian ngắn chứ không gây bệnh.

Được biết, hiện trên thế giới có khoảng 3.000 loài bọ xít khác nhau, bọ xít hút máu không hút nhựa cây như các loài bọ xít khác mà hút máu động vật, khi vào nhà nếu không có động vật trong nhà bọ xít sẽ tìm người để hút máu.

Theo SGGP


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.