Liên hiệp quốc kêu gọi đánh giá lại phản ứng khẩn về hạt nhân
18:51, 26/03/2011
Ngày 25-3, phát biểu tại hội nghị trực tuyến với các cơ quan của Liên hiệp quốc về an toàn hạt nhân, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước thành viên Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế về an toàn hạt nhân đánh giá lại khuôn khổ phản ứng khẩn cấp về hạt nhân, sớm thực hiện các biện pháp thích hợp theo hướng đổi mới để tăng cường mức độ an toàn hạt nhân.
Sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukishima 1 của Nhật Bản, các cơ quan Liên hiệp quốc như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Chiến lược quốc tế của Liên hiệp quốc về giảm thảm họa (ISDR) và Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đã xem xét lại khuôn khổ phản ứng hạt nhân khẩn cấp hiện hành đối với các tai nạn hạt nhân.
Phái đoàn an toàn thực phẩm chung giữa IAEA và FAO tới Nhật Bản để giúp nước này xử lý an toàn thực phẩm nhiễm phóng xạ.
CTBTO khẳng định sẵn sàng hợp tác hơn nữa và tư vấn cho IAEA cũng như các tổ chức khác, đồng thời tăng cường hệ thống giám sát trên toàn cầu để phát hiện sớm và ngăn chặn hoặc giảm nhẹ các thảm họa hạt nhân.
Sau tai nạn hạt nhân ở nhà máy Fukishima 1, các chuyên gia CTBTO đã phát hiện chất đồng vị phóng xạ tại các trạm giám sát trên toàn cầu. IAEA, WHO, WMO và UNDP đã được cung cấp kịp thời các thông tin về phát tán của chất phóng xạ.
Các cơ quan của Liên hiệp quốc đề nghị tăng cường chế độ tiếp cận bình đẳng các dữ liệu giám sát, phân tích, phát hiện vật liệu phóng xạ cũng như phát tán phóng xạ đối với tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế có liên quan.
Hiện nay, 120 nước và 1.200 viện nghiên cứu khoa học đã được tiếp cận các dữ liệu này.
CTBTO đang xây dựng hệ thống kiểm chứng toàn cầu để phát hiện kịp thời các vụ nổ hạt nhân. Khi hệ thống này hoàn tất sẽ bao gồm 337 trạm địa chấn, thủy âm học và sóng hạ âm có thể phát hiện rất sớm các vụ nổ, các tai nạn hạt nhân ngầm dưới đất, trong các đại dương và trong khí quyển.
Sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukishima 1 của Nhật Bản, các cơ quan Liên hiệp quốc như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Chiến lược quốc tế của Liên hiệp quốc về giảm thảm họa (ISDR) và Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đã xem xét lại khuôn khổ phản ứng hạt nhân khẩn cấp hiện hành đối với các tai nạn hạt nhân.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon. Ảnh: Getty Images |
CTBTO khẳng định sẵn sàng hợp tác hơn nữa và tư vấn cho IAEA cũng như các tổ chức khác, đồng thời tăng cường hệ thống giám sát trên toàn cầu để phát hiện sớm và ngăn chặn hoặc giảm nhẹ các thảm họa hạt nhân.
Sau tai nạn hạt nhân ở nhà máy Fukishima 1, các chuyên gia CTBTO đã phát hiện chất đồng vị phóng xạ tại các trạm giám sát trên toàn cầu. IAEA, WHO, WMO và UNDP đã được cung cấp kịp thời các thông tin về phát tán của chất phóng xạ.
Các cơ quan của Liên hiệp quốc đề nghị tăng cường chế độ tiếp cận bình đẳng các dữ liệu giám sát, phân tích, phát hiện vật liệu phóng xạ cũng như phát tán phóng xạ đối với tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế có liên quan.
Hiện nay, 120 nước và 1.200 viện nghiên cứu khoa học đã được tiếp cận các dữ liệu này.
CTBTO đang xây dựng hệ thống kiểm chứng toàn cầu để phát hiện kịp thời các vụ nổ hạt nhân. Khi hệ thống này hoàn tất sẽ bao gồm 337 trạm địa chấn, thủy âm học và sóng hạ âm có thể phát hiện rất sớm các vụ nổ, các tai nạn hạt nhân ngầm dưới đất, trong các đại dương và trong khí quyển.
Theo
TTXVN
Ý kiến bạn đọc