“Việt Nam đạt được thành tích ấn tượng về MDG”
18:25, 19/05/2011
Tiến sĩ Harry Jooseery - Giám đốc điều hành Tổ chức các Đối tác Dân số và Phát triển nhận định rằng Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Ngày 19-5, phát biểu tại hội thảo quốc gia về hợp tác Nam - Nam tại Hà Nội, ông Harry Jooseery đã ghi nhận những thành tích ấn tượng và đánh giá cao về mức tăng dân số hàng năm của Việt Nam đã giảm liên tục trong nhiều năm qua.
Đó là thành tựu về tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Đặc biệt là Việt Nam đã đạt nhiều kết quả trong cải thiện chính sách và khung pháp lý trong những năm gần gây như việc đã có chiến lược quốc gia và kế hoạch ứng phó với HIV.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy cho biết, những năm qua nhờ việc thực hiện những cam kết mạnh mẽ nên chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn. Từ một nước có mức sinh rất cao là 6,4 con (năm 1960), nay mức sinh ở Việt Nam đã giảm xuống còn 2,0 con (năm 2010).
Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong hai thập kỷ qua đã giảm từ 233 trên 100.000 ca sinh còn sống (1009) xuống còn 69 trên 100.000 ca sinh còn sống (năm 2009).
Số liệu điều tra cũng cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh tiếp tục giảm. Tỷ lệ tử vong sơ sinh đã giảm từ 36,7 trẻ em tử vong trên 1000 trẻ em sơ sinh đẻ ra sống (1999) xuống còn 16 trẻ em tử vong 1000 trẻ em sơ sinh đẻ ra sống (2009).
Những thành công của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đã góp phần thực hiện thành công các MDG tại Việt Nam như: góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong ở trẻ em, góp phần tăng cường bình đẳng giới và giảm tình trạng đói nghèo.
Với nhiều nỗ lực trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực có tỷ lệ cao nhất phụ nữ tham gia vào Quốc hội: 26% đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Tuy nhiên, sự khác biệt lớn giữa khu vực đồng bằng và các khu vực miền núi là một hạn chế lớn của Việt Nam trong lĩnh vực này. Tỷ lệ tử vong các bà mẹ ở vùng sâu, vùng xa và khu vực dân tộc ít người sinh sống còn cao hơn rất nhiều các vùng khác.
Vì vậy, các chuyên gia trong và ngoài nước tại Hội thảo đã kiến nghị Chính phủ cần có chính sách giải quyết hợp lý để thu hẹp những khoảng cách trên nhằm đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sức khỏe sinh sản và giảm 75% tỷ suất chết mẹ vào năm 2015.
Ngày 19-5, phát biểu tại hội thảo quốc gia về hợp tác Nam - Nam tại Hà Nội, ông Harry Jooseery đã ghi nhận những thành tích ấn tượng và đánh giá cao về mức tăng dân số hàng năm của Việt Nam đã giảm liên tục trong nhiều năm qua.
Khám chữa bệnh cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’leo. Ảnh minh họa |
Đó là thành tựu về tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Đặc biệt là Việt Nam đã đạt nhiều kết quả trong cải thiện chính sách và khung pháp lý trong những năm gần gây như việc đã có chiến lược quốc gia và kế hoạch ứng phó với HIV.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy cho biết, những năm qua nhờ việc thực hiện những cam kết mạnh mẽ nên chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn. Từ một nước có mức sinh rất cao là 6,4 con (năm 1960), nay mức sinh ở Việt Nam đã giảm xuống còn 2,0 con (năm 2010).
Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong hai thập kỷ qua đã giảm từ 233 trên 100.000 ca sinh còn sống (1009) xuống còn 69 trên 100.000 ca sinh còn sống (năm 2009).
Số liệu điều tra cũng cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh tiếp tục giảm. Tỷ lệ tử vong sơ sinh đã giảm từ 36,7 trẻ em tử vong trên 1000 trẻ em sơ sinh đẻ ra sống (1999) xuống còn 16 trẻ em tử vong 1000 trẻ em sơ sinh đẻ ra sống (2009).
Những thành công của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình đã góp phần thực hiện thành công các MDG tại Việt Nam như: góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong ở trẻ em, góp phần tăng cường bình đẳng giới và giảm tình trạng đói nghèo.
Với nhiều nỗ lực trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực có tỷ lệ cao nhất phụ nữ tham gia vào Quốc hội: 26% đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Tuy nhiên, sự khác biệt lớn giữa khu vực đồng bằng và các khu vực miền núi là một hạn chế lớn của Việt Nam trong lĩnh vực này. Tỷ lệ tử vong các bà mẹ ở vùng sâu, vùng xa và khu vực dân tộc ít người sinh sống còn cao hơn rất nhiều các vùng khác.
Vì vậy, các chuyên gia trong và ngoài nước tại Hội thảo đã kiến nghị Chính phủ cần có chính sách giải quyết hợp lý để thu hẹp những khoảng cách trên nhằm đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sức khỏe sinh sản và giảm 75% tỷ suất chết mẹ vào năm 2015.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 25 của Tổ chức các Đối tác Dân số và Phát triển và đã có những cam kết mạnh mẽ, những nỗ lực to lớn hướng tới việc đạt được các MDG và Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển. Hợp tác Nam - Nam được coi là một phương thức phát triển quan trọng thông qua việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ thông tin và phát triển năng lực giữa các quốc gia đang phát triển nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của các quốc gia thành viên. |
Theo
TTXVN
Ý kiến bạn đọc