Multimedia Đọc Báo in

Gây áp lực với kiểm lâm để… đòi gỗ lậu

16:44, 19/06/2011

Bị kiểm lâm bắt gỗ lậu, một số đối tượng lâm tặc đã lôi kéo, kích động thanh niên trong buôn mang theo gậy gộc tập trung về trụ sở UBND xã gây áp lực với lực lượng chức năng đòi thả tang vật và phương tiện…Tối 17, rạng sáng 18-6, lực lượng kiểm lâm huyện Ea H’leo đã mật phục và bắt quả tang 3 xe máy cày đang vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn xã Ea Wi với tổng khối lượng 8 phách (gỗ dầu). Số gỗ này ban đầu được xác định là của một đối tượng tên là Y Rúi ở buôn Tùng Thăng, xã Ea Ral (Ea H’leo). Được sự hỗ trợ của lực lượng công an, xã đội…, lực lượng kiểm lâm huyện đã đưa toàn bộ phương tiện và tang vật về UBND xã Ea Wi để xử lý. Tuy nhiên, trong khi lực lượng chức năng đang tiến hành đo đếm khối lượng gỗ và lập biên bản xử lý vi phạm thì bất ngờ có khỏang 40 thanh niên ở buôn Tùng Thăng mang theo gậy gộc kéo đến UBND xã Ea Wi la lối, chửi bới đập phá xe (phương tiện vi phạm) và đổ xăng lên xe hăm dọa là sẽ đốt nếu như không được thả. Lực lượng chức năng đã tạm cho nhóm người này mang xe về (riêng số gỗ hiện vẫn đang được tạm giữ tại UBND xã).

 

hiện trường vụ việc
Hàng chục thanh niên buôn Tùng Thăng đã kéo đến UBND xã gây rối

Trao đổi với phóng viên Báo Dak Lak, ông Nguyễn Quang Vinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea H’leo giải thích: Đây là một vụ vi phạm nhỏ, khối lượng không nhiều lại không phải là gỗ quý. Trong khi đó người dân lại tập trung đông, gây mất an ninh trật tự nên trước mắt chúng tôi cho họ lấy xe về. Còn đối với những người vi phạm, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng điều tra xác minh để xử lý sau.

 

hiện trường
Buộc lực lượng chức năng phải tạm thả phương tiện và tang vật. (Ảnh: Phạm Võ Hiến) 

Chỉ trước đó 1 ngày, vào rạng sáng 16-6, trên địa bàn xã Ea Wi, lực lượng kiểm lâm huyện Ea H’leo cũng đã bắt được 2 xe máy cày chở gỗ lậu của một đối tượng tên là Y Soan trú buôn Tùng Thăng. Sau khi bắt giữ, các đối tượng vi phạm cũng đã huy động thanh niên cả buôn Tùng Thăng vào gây rối tại UBND xã Ea Wi và cũng đã tạo được “áp lực” để lấy cả xe và gỗ về.
                                                                                                                         Việt Cường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.