Liên hiệp quốc phát động chiến dịch để đạt MDG về vệ sinh
18:03, 23/06/2011
Vừa qua, trong nỗ lực cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho hàng tỷ người trên thế giới, Liên hiệp quốc đã phát động một chiến dịch quan trọng đẩy nhanh tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015 là giảm 50% số người trên toàn cầu không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết khẳng định tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu thuộc các quyền cơ bản của con người và là dịch vụ cần thiết để con người sống cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, cho đến nay có 2,6 tỷ người, chiếm gần 50% dân số thế giới, vẫn không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc kêu gọi các nước tăng gấp đôi nỗ lực để thu hẹp nhanh khoảng cách này, chấm dứt tập quán vệ sinh "mở" đang được ít nhất 1,1 tỷ người trên thế giới sử dụng do thiếu các công trình vệ sinh cải tiến, tạo ra mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Tại lễ phát động chiến dịch mới được Liên hiệp quốc phát động về thực hiện vệ sinh bền vững, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp chính của chiến dịch mới này là “Vệ sinh là sống còn đối với sức khỏe, đem lại phẩm giá, bình đẳng, an toàn, là đầu tư kinh tế hiệu quả và tạo môi trường sạch.”
Tuy nhiên, vệ sinh là vấn đề nhạy cảm nên cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu hiện nay đã không nhận được sự được đáp ứng thích đáng.
Ông Ban Ki-moon cho rằng đã đến lúc cần thay đổi và phải đưa vấn đề vệ sinh và tiếp cận các công trình vệ sinh thích hợp vào trung tâm của các cuộc thảo luận về phát triển.
Tuy nhiên, ông thừa nhận đây không phải là điều dễ dàng mà cần cam kết chính trị mạnh, khuôn khổ chính sách tập trung và dây chuyền cung ứng đáng tin cậy để xây dựng và duy trì các công trình vệ sinh thích hợp cũng như cần nâng cao nhận thức chung và thuyết phục đông đảo người dân thay đổi tập quán vệ sinh không lành mạnh.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhấn mạnh trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ tổn thương trước các điều kiện vệ sinh kém, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiêu chảy, gây tử vong ít nhất 1,2 triệu trẻ em trên toàn cầu.
Thế giới có thể cứu được cuộc sống của số trẻ em này và hàng triệu người trẻ tuổi khác chỉ thông qua mở rộng tiếp cận các điều kiện vệ sinh của các cộng đồng dân cư.
Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết khẳng định tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu thuộc các quyền cơ bản của con người và là dịch vụ cần thiết để con người sống cuộc sống bình thường.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, cho đến nay có 2,6 tỷ người, chiếm gần 50% dân số thế giới, vẫn không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc kêu gọi các nước tăng gấp đôi nỗ lực để thu hẹp nhanh khoảng cách này, chấm dứt tập quán vệ sinh "mở" đang được ít nhất 1,1 tỷ người trên thế giới sử dụng do thiếu các công trình vệ sinh cải tiến, tạo ra mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Tại lễ phát động chiến dịch mới được Liên hiệp quốc phát động về thực hiện vệ sinh bền vững, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp chính của chiến dịch mới này là “Vệ sinh là sống còn đối với sức khỏe, đem lại phẩm giá, bình đẳng, an toàn, là đầu tư kinh tế hiệu quả và tạo môi trường sạch.”
Tuy nhiên, vệ sinh là vấn đề nhạy cảm nên cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu hiện nay đã không nhận được sự được đáp ứng thích đáng.
Ông Ban Ki-moon cho rằng đã đến lúc cần thay đổi và phải đưa vấn đề vệ sinh và tiếp cận các công trình vệ sinh thích hợp vào trung tâm của các cuộc thảo luận về phát triển.
Tuy nhiên, ông thừa nhận đây không phải là điều dễ dàng mà cần cam kết chính trị mạnh, khuôn khổ chính sách tập trung và dây chuyền cung ứng đáng tin cậy để xây dựng và duy trì các công trình vệ sinh thích hợp cũng như cần nâng cao nhận thức chung và thuyết phục đông đảo người dân thay đổi tập quán vệ sinh không lành mạnh.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhấn mạnh trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dễ tổn thương trước các điều kiện vệ sinh kém, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiêu chảy, gây tử vong ít nhất 1,2 triệu trẻ em trên toàn cầu.
Thế giới có thể cứu được cuộc sống của số trẻ em này và hàng triệu người trẻ tuổi khác chỉ thông qua mở rộng tiếp cận các điều kiện vệ sinh của các cộng đồng dân cư.
Theo
TTXVN
Ý kiến bạn đọc