Thành nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới
22:44, 27/06/2011
Tại Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban Di sản văn hóa thế giới đang diễn ra tại Paris (Pháp), Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thành nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía tây thành phố Thanh Hóa.
Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng -xây dựng vào năm 1397. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc. Tương truyền thành này chỉ xây trong ba tháng thì xong. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35m, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 – 6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.
Cùng với Thành nhà Hồ, Cảnh quan văn hóa Konso (Ethiopia) và Pháo đài Jesus, Mombasa (Kenya) cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tổng cộng có 35 đề cử, bao gồm Di sản văn hóa và Di sản thiên nhiên thế giới đang được UNESCO xem xét công nhận.
Thành nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía tây thành phố Thanh Hóa.
Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ. Ảnh: Vnphoto.net |
Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng -xây dựng vào năm 1397. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc. Tương truyền thành này chỉ xây trong ba tháng thì xong. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền (phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35m, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 – 6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.
Cùng với Thành nhà Hồ, Cảnh quan văn hóa Konso (Ethiopia) và Pháo đài Jesus, Mombasa (Kenya) cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cảnh và người Konso (Ethiopia). Ảnh: Art.com |
Pháo đài Jesus, Mombasa (Kenya). Ảnh: Wikipedia |
Tổng cộng có 35 đề cử, bao gồm Di sản văn hóa và Di sản thiên nhiên thế giới đang được UNESCO xem xét công nhận.
G.N
(Nguồn Unesco. org)
Ý kiến bạn đọc