Multimedia Đọc Báo in

Bé H’Loai đã được phẫu thuật

10:59, 19/07/2011
Ngày 18-3, Báo Dak Lak Điện tử có đăng bài “Bé gái với khối u lớn trên mặt” nói về hoàn cảnh đáng thương của em H’Loai Niê (sinh năm 1995 tại buôn Dur 1, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana) đã phải mang trên mình một khối u cứng lồi ra từ mũi và che kín gần toàn bộ khuôn mặt. Khối u lớn dần theo thời gian đe dọa đến tính mạng của em.
Trước đây đã rất khó khăn chúng tôi mới chụp được bức ảnh bé H’ Loai với gương mặt bị biến dạng hoàn toàn
Trước đây khối u khiến gương mặt bé H’Loai bị biến dạng hoàn toàn

Sau khi báo đăng đã có một số nhà hảo tâm giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó đáng trân trọng một nhà hảo tâm giấu tên đã tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Vừa qua, sau hơn một tháng phẫu thuật và điều trị, H’Loai đã có thể trở về nhà chờ tái khám. Đáng mừng hơn là tấm lòng hảo tâm trên đã hứa với gia đình H'Loai sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí phẫu thuật thẩm mỹ để giúp em lấy lại gương mặt như trước đây.
Khối u lớn được phẫu thuật cắt bỏ đã giúp bé H’loai tự tin cùng mẹ ngồi tiếp khách
Khối u lớn được phẫu thuật cắt bỏ đã giúp bé H’Loai tự tin cùng mẹ ngồi tiếp khách

Anh Văn Đức Kiên, cán bộ chính sách xã Dur Kmăl cho biết, gia đình bé H’Loai thuộc diện hộ nghèo, cả nhà với sáu miệng ăn chỉ trông chờ vào những đồng tiền ít ỏi bố mẹ đi làm thuê và 3 sào ruộng bạc màu nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng trong thời gian tới.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi đến Quỹ Tấm lòng vàng – Báo Dak Lak (số 23 - Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Dak Lak) hoặc địa chỉ: chị H’Răng Niê (buôn Dur 1, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana).

Phương Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.