Multimedia Đọc Báo in

1.512 tỷ đồng bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

22:02, 18/08/2011

Ngày 27-7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1270/QD-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Tại Hà Nội, sáng 18-8, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức công bố Đề này. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án là 1.512 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 (2011-2015) hơn 1 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2 (2015-2020) là 481,3 tỷ đồng.

Nội dung cơ bản của Đề án là tập trung bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân đông. Đối tượng của Đề án là các dân tộc thiểu số Việt Nam, các dân tộc không có điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc mình. Địa bàn thực hiện Đề án sẽ ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và có nguy cơ bị mai một văn hóa, vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).

Lễ hội đâm trâu ở Buôn Đôn
Lễ hội đâm trâu ở Buôn Đôn

Điểm mới của Đề án này là không nặng về các dự án đầu tư, các chương trình hỗ trợ từ trên xuống mà với quan điểm xuyên suốt: Nhà nước không làm thay, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tác động tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, phù hợp để bảo tồn, phát triển văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Giai đoạn trước mắt từ nay đến năm 2015, Đề án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng Bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020; Tổng kiểm kê các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; Ưu tiên đào tạo cán bộ là con em người dân tộc thiểu số làm công tác văn hóa; Hỗ trợ truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc của cộng đồng…

Đ.T (Tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.