Multimedia Đọc Báo in

Bộ Tài chính không đồng ý tăng giá điện liên tục các quý

16:08, 15/09/2011

Đó là một trong những nội dung chính trong công văn vừa được Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương trả lời các kiến nghị của Bộ này về việc tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực tài chính.

 Công văn nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Tài chính nhất trí về mặt nguyên tắc, phải thực hiện điều chỉnh giá điện theo hướng bảo đảm bù đắp đủ chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, thời điểm, mức điều chỉnh còn phụ thuộc tình hình kinh tế vĩ mô. Với tình hình hiện tại, không nên thực hiện điều chỉnh liên tục các quý để tránh những tác động tiêu cực. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính xây dựng phương án tổng thể về đề án giá điện, đề xuất phương án, lộ trình điều chỉnh giá điện, trong đó có tính đến giá than qua các giai đoạn và đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện tới đời sống kinh tế-xã hội, một số ngành nghề sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đối với nội dung hạch toán chi phí và lỗ sản xuất kinh doanh điện: nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì được phân bổ dần vào các năm sau; nếu lỗ sản xuất kinh doanh điện, đề nghị thực hiện chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp do lỗ dẫn đến việc không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của các tổ chức tín dụng thì EVN báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù. Riêng về chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, Bộ Tài chính nhất trí cho phép EVN được hạch toán vào chi phí chờ phân bổ và phân bổ dần vào các năm.

Bộ Tài chính cũng lưu ý EVN cần rà soát các khoản chi phí để thực hiện tiết giảm hợp lý; hạch toán minh bạch chi phí giữa các khâu sản xuất và phân phối điện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm điện.

L.N

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.