Multimedia Đọc Báo in

Đề nghị bảo đảm đủ ngoại tệ để nhập phân kali

14:56, 21/10/2011
Ngày 20-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đảm bảo đủ ngoại tệ bán cho doanh nghiệp nhập khẩu phân kali phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp đã ký hợp đồng với số lượng lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường nhập khẩu phân kali từ trước tới nay của Việt Nam chủ yếu là từ Cộng hòa Belarus.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Từ năm 2010 trở đi hai doanh nghiệp làm nhiệm vụ nhập khẩu phân bón chủ lực là Công ty cổ phần Vật tư nông sản (APROMACO) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh (HANEXIM) đã ký hợp đồng khung làm kênh phân phối chính thức lâu dài cho Công ty Belarutsian Potash Company (BPC).

Tuy nhiên, hiện Công ty cổ phần Vật tư nông sản đang gặp khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh toán với nước ngoài đối với lô phân kali đã nhập khẩu có trị giá hơn 14,7 triệu USD, sắp đến kỳ hạn thanh toán. Hiện nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp vào khoảng 8,5 triệu tấn các loại.

Trong nước hiện nay mới sản xuất được 100% phân lân và NPK; 60% phân urê, 50% phân DAP. Riêng phân kali trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu 100%, mỗi năm khoảng 800 nghìn - 900nghìn tấn, nhu cầu ngoại tệ cần khoảng 300 triệu USD.

Phân kali ngoài việc tăng năng suất cây trồng, còn có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao như tăng khả năng kháng bệnh, đảm bảo độ đồng đều tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.