Liên đoàn Ả Rập áp đặt lệnh trừng phạt đối với Syria
14:36, 28/11/2011
Ngày 27-11, Liên đoàn Ả Rập (AL) đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt ngay lập tức đối với Syria khi quốc gia này không thực hiện ký giao ước về việc để AL giám sát tình hình bạo lực đang diễn ra.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm đi lại đối với các quan chức cấp cao Syria (danh sách sẽ được quyết định bởi một ủy ban thực hiện) và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp với Ngân hàng Trung ương và chính phủ Syria.
Ngoài ra, lệnh trừng phạt cũng bao gồm việc chấm dứt các hoạt động thương mại với chính phủ Syria (trừ một số mặt hàng chiến lược), đóng băng các quỹ tài chính của chính phủ Syria tại các nước Ả Rập, giao cho các ngân hàng ở đây theo dõi các khoản vay liên quan đến Syria và ngăn chặn chuyển giao tài chính từ các ngân hàng Ả Rập (trừ trường hợp chuyển tiền của người lao động Syria ở nước ngoài cho gia đình và công dân của các nước Ả Rập ở Syria).
Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim al-Thani cho rằng, đây là một hành động không hề mong muốn của AL. Ông Jassim cũng lưu ý rằng, biện pháp trừng phạt sẽ tránh nguy hại cho những người Syria và sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Các hình thức trừng phạt trên nhận được sự đồng ý của 19/22 thành viên AL. Một số nước đã đề cập đến việc áp dụng các biện pháp chính trị như triệu hồi đại sứ và cắt quan hệ ngoại giao với Syria, nhưng AL đã không thông qua.
AL còn để ngỏ khả năng áp dụng một lệnh cấm bay nếu tình hình không tiến triển. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký AL Nabil Arabi, các hình thức trừng phạt chỉ nhằm gây áp lực lên chính phủ Syria và AL sẽ cố gắng tránh bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào tại Syria.
Theo số liệu của Liên hiệp quốc, từ khi khủng hoảng chính trị tại Syria xảy ra, đã có khoảng 3500 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Chính phủ Syria đã đổ lỗi cho các nhóm vũ trang phát động cuộc tấn công.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm đi lại đối với các quan chức cấp cao Syria (danh sách sẽ được quyết định bởi một ủy ban thực hiện) và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp với Ngân hàng Trung ương và chính phủ Syria.
Ngoài ra, lệnh trừng phạt cũng bao gồm việc chấm dứt các hoạt động thương mại với chính phủ Syria (trừ một số mặt hàng chiến lược), đóng băng các quỹ tài chính của chính phủ Syria tại các nước Ả Rập, giao cho các ngân hàng ở đây theo dõi các khoản vay liên quan đến Syria và ngăn chặn chuyển giao tài chính từ các ngân hàng Ả Rập (trừ trường hợp chuyển tiền của người lao động Syria ở nước ngoài cho gia đình và công dân của các nước Ả Rập ở Syria).
Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim al-Thani cho rằng, đây là một hành động không hề mong muốn của AL. Ông Jassim cũng lưu ý rằng, biện pháp trừng phạt sẽ tránh nguy hại cho những người Syria và sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Các hình thức trừng phạt trên nhận được sự đồng ý của 19/22 thành viên AL. Một số nước đã đề cập đến việc áp dụng các biện pháp chính trị như triệu hồi đại sứ và cắt quan hệ ngoại giao với Syria, nhưng AL đã không thông qua.
AL còn để ngỏ khả năng áp dụng một lệnh cấm bay nếu tình hình không tiến triển. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký AL Nabil Arabi, các hình thức trừng phạt chỉ nhằm gây áp lực lên chính phủ Syria và AL sẽ cố gắng tránh bất kỳ sự can thiệp nước ngoài nào tại Syria.
Theo số liệu của Liên hiệp quốc, từ khi khủng hoảng chính trị tại Syria xảy ra, đã có khoảng 3500 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Chính phủ Syria đã đổ lỗi cho các nhóm vũ trang phát động cuộc tấn công.
Giang Nam
(Nguồn Xinhua)
Ý kiến bạn đọc