Multimedia Đọc Báo in

Vụ một doanh nghiệp thua kiện trên 18.000 tấn cà phê: TAND tỉnh tuyên hủy án sơ thẩm

16:13, 23/02/2012

Ngày 22-2, TAND tỉnh Dak Lak Lak đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Kim Ngọc (trú tại thôn 10 xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) và bị đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty).

Vụ kiện đã được TAND TP. Buôn Ma Thuột thụ lý và đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 15-9-2011, với kết quả: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty phải trả cho bà Ngọc số lượng 18.356.476 kg cà phê.

Ngay sau đó, phía Công ty đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, đồng thời Viện Kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột cũng đã ra quyết định kháng nghị bản án của tòa sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm, theo hướng chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà Ngọc. Bởi theo quan điểm của Viện Kiểm sát thì đây là vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản chứ không phải là hợp đồng gửi giữ tài sản như nhận định của tòa cấp sơ thẩm (Báo Dak Lak thứ Ba, ngày 18-10-2011 đã thông tin).

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã thay đổi quan điểm kháng nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm với lý do vi phạm thủ tục tố tụng.

Căn cứ vào các chứng cứ, hồ sơ có trong vụ án cũng như quá trình tranh tụng tại phiên tòa, kết thúc phiên xét xử, Hội đồng xét xử đã tuyên chấp nhận một phần đơn kháng cáo của Công ty và chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Buôn Ma Thuột và thay đổi kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

Theo phân tích của Hội đồng xét xử thì bản án sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng, nhận định sai về quan hệ pháp luật trong vụ kiện. Đồng thời bản án cũng chưa làm rõ việc phân loại chất lượng cà phê trong tổng số hơn 18.000 tấn; việc đối chiếu công nợ vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Bởi lẽ đó, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm số 116/2011/DS-ST ngày 15-9-2011 của TAND TP. Buôn Ma Thuột, trả hồ sơ về cho TAND TP. Buôn Ma Thuột để xét xử lại.
                                                                                                                      V.C
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.